Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng Tết tăng mạnh

25/02/2010 06:03

Thấp hơn một chút so với dự báo ban đầu, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 2 đã tăng 1,96% so với tháng 1, tăng 8,46% so với tháng 2-2009.


(Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Như vậy, CPI 2 tháng qua đã tăng 3,35% so với tháng 12-2009.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 2 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóachung với mức tăng từ 0,12-3,09%.

Riêng nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm1,23% do các doanh nghiệp viễn thông liên tục có các chương trình khuyến mạigiảm giá cước viễn thông.

Dẫn đầu về mức tăng giá mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uốngvới 3,09%; trong đó, thực phẩm tăng tới 3,46%, lương thực tăng 2,94%.

Các nhóm hàng hóa tăng mạnh tiếp theo là đồ uống và thuốc lá với 2,27%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,75%; giaothông tăng 1,45%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,39%; văn hóa giải trí du lịchtăng 1,22%.

Mức tăng thấp nhất thuộc về nhóm giáo dục với 0,12%.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại Giá cả (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Đức Thắng,tháng 2 trùng với thời điểm Tết âm lịch nên việc CPI tăng mạnh là hợp quyluật tăng các năm gần đây, ngoại trừ năm 2008 và 2009.

Nhu cầu tiêu dùng tháng Tết tăng cao đột biến,trong đó chủ yếu là nhu cầu lương thực, thực phẩm, mua sắm hàng hóa gia đình,nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại tăng mạnh là nguyên nhân đẩy chỉ số giá tiêu dùng thời gian này lên cao.

Thực tế cho thấy, giá lươngthực, thực phẩm ngoài chợ trong dịp Tết đã tăng từ 30-50% và sễ tiếp tục mặt bằnggiá cao cho đến tận rằm tháng Giêng.

Ông Nguyễn Đức Thắng cũng cho biết hiện có nhiều yếu tố khiến CPI tháng 3 sẽtiếp tục tăng mạnh. Thứ nhất là giá xăng dầu đã tiếp tục tăng từ ngày 21-2. Bêncạnh đó, giá thóc gạo cũng đang có xu hướng tăng bởi hiện nay các doanh nghiệp ởphía Nam đang tích cực thu mua lúa gạo để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã kýkết.

Ngoài ra, việc giá điện đang rục rịch tăng cũng sẽ là yếu tố khiến giá cảnhiều mặt hàng sẽ tăng. Với các yếu tố này, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 dựkiến sẽ tăng cao từ 0,7-0,8%; trong khi 5 năm lại đây, CPI tháng 3 thường làkhông tăng hoặc tăng rất thấp.

Trong khi đó, cũng trong tháng 2, vàng tiếp tục hạ nhiệt do giá vàng thế giới giảm. Giá vàng trong nước giảm2,03% so với tháng 1, nhưng vẫn tăng 42,58% so với tháng 2-2009.

Đáng chú ý, giáUSD đã quay đầu tăng trở lại do tỷ giá liên ngân hàng giữa USD và tiền đồng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điềuchính tăng. Giá ngoại tệ này tháng 2 đã tăng 0,33% so với tháng 1 và tăng8,34% so với tháng 2-2009.

(Theo TTXVN)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng Tết tăng mạnh