Bộ Giáo dục- Đào tạo giải trình về sách giáo khoa, sách VNEN, tài liệu công nghệ giáo dục
27/09/2018 15:23
Do tính chất đặc thù của việc xuất bản, phát hành SGK nên NXB Giáo dục Việt Nam không được tự quyết định giá bìa SGK.
Tài liệu TV1-CNGD đã trải qua gần 40 năm và được áp dụng ở 48 tỉnh, tuy nhiên tài liệu này vẫn chưa được đưa vào dạy học như một bộ SGK chính thức. Ảnh: Hải Nguyễn
Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa có giải trình gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông giai đoạn 2012-2017.
Lỗ 40 tỷ đồng vẫn chiết khấu 250 tỷ đồng
Theo Bộ GDĐT, với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, Bộ GDĐT giao cho NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức bản thảo, biên tập, thiết kế, minh họa, đăng ký xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa. Từ đó đến nay, việc in SGK do NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn các nhà in có đủ năng lực để bảo đảm chất lượng, tiến độ, giá thành hợp lý. Việc phát hành SGK được thông qua các công ty sách - thiết bị trường học địa phương và một số đối tác phát hành.
Theo Bộ GDĐT, do tính chất đặc thù của việc xuất bản, phát hành SGK nên NXB Giáo dục Việt Nam không được tự quyết định giá bìa SGK. Theo quy định hiện hành, SGK là mặt hàng được quản lý giá bởi Bộ Tài chính.
Việc NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức đấu thầu để lựa chọn các công ty in, phát hành SGK nhằm đảm bảo cho SGK không bị lỗ hoặc lỗ ít trong bối cảnh giá nguyên vật liệu, nhân công tăng theo giá cả thị trường nhưng giá sách không thay đổi.
Trong khi đó, báo cáo của Ủy ban Văn hóa Giáo dục dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, chiết khấu SGK lên tới 250 tỉ đồng/năm, trong khi báo cáo tổng kết của NXB Giáo dục Việt Nam lại lỗ 40 tỉ/năm.
Chỉ 35% SGK mới được sử dụng lại
Theo Bộ GDĐT, khi biên soạn sách, các tác giả đã thiết kế một số bảng số liệu để trống nhằm hướng dẫn học sinh tiến hành các thí nghiệm, hệ thống bài tập trắc nghiệm, điền khuyết, nối đôi nhằm rèn luyện tư duy.
Để học sinh không viết vào SGK trong quá trình thực hiện các hoạt động học, Bộ GDĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng SGK, nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn, không được viết, vẽ vào sách để sử dụng SGK được lâu bền. Tuy nhiên, việc sử dụng lại SGK mới đạt khoảng 35%.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.