Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não phải làm việc quá căng thẳng, dẫn tới tình trạng quá tải và suy nhược, mệt mỏi, áp lực…
Vì sao bị suy nhược thần kinh?
Hầu hết những học sinh, sinh viên được đưa đến khám đều nói rằng, lúc đầu chỉ là nhức đầu, nằng nặng trong đầu mỗi khi làm bài hoặc học cố vào buổi tối. Và cứ xoa trán, bóp đầu thì đỡ, sau xoa bóp mãi cũng không đỡ. Nhức đầu thường kèm theo chóng mặt, có cảm giác như say tàu xe, say sóng, đi loạng choạng, mắt tối sầm, mọi vật như xoay xung quanh mình. Cơn chóng mặt nhẹ thì vài phút, nặng thì cả tiếng.
Điều đặc biệt là dù cơ thể rất mệt mỏi, có cảm giác đặt lưng xuống là ngủ được ngay nhưng thực chất ngủ lơ mơ, giấc ngủ không sâu. Học sinh càng học càng thấy khó khăn, tư duy chậm chạp, khó tập trung...
Các chuyên gia cho biết, học hành căng thẳng làm co thắt mạch máu não khiến máu lên não kém. Việc điều trị chủ yếu làm sao cho mạch máu không co thắt, không bị hẹp và không gây ra các cục đông vón trong lòng mạch làm cản trở dòng chảy của máu.
Suy nhược thần kinh có thể ảnh hưởng đến cả tâm trí và cơ thể. Căng thẳng do suy nhược kéo dài có khả năng dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến trí nhớ và khó tập trung. Trong trường hợp suy nhược nặng, cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol gây mất trí nhớ.
Một số người bị căng thẳng quá mức dễ mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, hay tỉnh giấc. Khi thiếu ngủ, não và cơ thể không thể phục hồi khiến tình trạng này trầm trọng hơn. Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
Stress thường là nguyên nhân làm cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi. Người bị suy nhược thần kinh cũng dễ mệt mỏi do không ngủ đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều. Theo thời gian, tình trạng kiệt sức mạn tính cùng với căng thẳng gây suy nhược thần kinh trầm trọng hơn.
Một số người giải quyết căng thẳng bằng cách ăn nhiều hơn, thích ăn đồ ngọt để tăng cảm giác vui vẻ, thoải mái. Điều này có thể dẫn đến tăng cân không mong muốn. Những người khác lại mất cảm giác ngon miệng do stress.
Stress, lo lắng có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày như chuột rút, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Với người mắc hội chứng ruột kích thích, tình trạng này có thể làm bệnh bùng phát, khó chịu đường tiêu hóa.
Trong một số trường hợp, căng thẳng tột độ do suy nhược thần kinh gây ra ảo giác như nghe hoặc nhìn thấy những thứ không thực sự tồn tại. Suy giảm trí nhớ, mất tập trung.
Khi bị rối loạn lo âu kéo dài, tình trạng suy nhược thần kinh nặng hơn, những cơn hoảng loạn sẽ xuất hiện. Cảm xúc luôn trong trạng thái tràn ngập cảm xúc sợ hãi, không thể kiểm soát tinh thần và bản thân. Họ thường cảm thấy lo lắng và rơi vào trạng thái tiêu cực, suy nghĩ quá mọi việc lên, luôn sống trong bế tắc.
Trong cuộc sống hiện đại, mỗi người đều phải trải qua tình trạng căng thẳng khác nhau trong cuộc sống. Suy nhược thần kinh thường được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống như giảm áp lực công việi, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, thiền cũng góp phần kiểm soát bệnh.
Các sĩ tử hãy chuẩn bị tinh thần tốt, chế độ ăn, ngủ khoa học và thực hiện những lưu ý dưới đây: