Bí quyết sống khỏe mạnh, sống lâu hơn mà không bị sa sút trí tuệ

24/04/2022 09:11

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và một tâm trí năng động… có thể giúp ngăn ngừa sa sút trí tuệ, theo một nghiên cứu mới công bố.

photo-1650688359895

Tập luyện đều đặn giúp sống thọ và sống khỏe

Các nhà khoa học cho biết phụ nữ và nam giới tuân theo một lối sống lành mạnh sẽ sống lâu hơn mà không bị bệnh Alzheimer hoặc các chứng sa sút trí tuệ khác.

1.Giảm sa sút trí tuệ nhờ ăn uống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể chất

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Klodian Dhana, Viện Rush về Sức khỏe Lão hóa ở Chicago cho biết: Một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau, quả mọng, ngũ cốc nguyên hạt và ít đồ chiên hoặc thức ăn nhanh, thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến, cùng với việc tham gia vào các hoạt động thể chất và nhận thức, chẳng hạn như đọc sách, thăm bảo tàng và chơi ô chữ, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng và vitamin có thể làm giảm chứng viêm trong não cũng như stress oxy hóa (có thể dẫn đến sự phân hủy tế bào và mô). Trong khi đó hoạt động thể chất có liên quan đến việc giảm huyết áp cao và bệnh đái tháo đường, có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu. Các hoạt động hỗ trợ nhận thức có liên quan đến sự suy giảm nhận thức chậm hơn. TS Dhana cho biết.

2.Giảm sa sút trí tuệ khi tuổi thọ tăng cao là rất quan trọng

Đối với nghiên cứu được công bố trực tuyến mới đây trên BMJ, nhóm của TS Dhana đã thu thập dữ liệu gần 2.500 nam giới và phụ nữ từ 65 tuổi trở lên không bị sa sút trí tuệ. Họ là một phần của Dự án Sức khỏe và Người cao tuổi Chicago.

Những người tham gia đã hoàn thành bảng câu hỏi về chế độ ăn uống và lối sống và điểm số về lối sống lành mạnh được phát triển dựa trên một số yếu tố bao gồm:

Việc tuân theo Chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải-DASH, giàu ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh và quả mọng, ít thức ăn nhanh và chiên rán, thịt đỏ.


Tham gia vào các hoạt động kích thích tinh thần vào cuối đời.


Vận động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần.


Không hút thuốc lá và sử dụng rượu từ mức độ thấp đến vừa phải.

Các nhà nghiên cứu phát hiện: Đối với những người tham gia theo lối sống lành mạnh, những người ở tuổi 65 tăng thêm 23,1 tuổi đối với nam và 24,2 đối với nữ. Đối với những người có lối sống kém lành mạnh, tuổi thọ tăng thêm là 17,4 năm đối với nam giới và 21,1 tuổi đối với phụ nữ.

Nghiên cứu cũng cho thấy những thói quen lành mạnh gặt hái được nhiều lợi ích to lớn đối với sức khỏe não bộ. Những phụ nữ có lối sống không lành mạnh đã mắc bệnh Alzheimer gần 4,1 (19%) năm còn lại của cuộc đời. Con số đó so với 2,6 năm (11%) đối với những người theo 4 hoặc 5 thói quen lành mạnh.

Đối với nam giới, lối sống lành mạnh có thể giảm 1,4 năm (6%) với bệnh Alzheimer, so với 2,1 năm (12%) đối với những người có thói quen không lành mạnh. Những khác biệt này thậm chí còn rõ rệt hơn ở tuổi 85.

TS Dhana cho biết, chúng tôi tin rằng những dữ liệu này có thể giúp hiểu rõ hơn về vai trò của các yếu tố lối sống đối với nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Tìm cách giảm thiểu số năm người dân sống chung với chứng sa sút trí tuệ trong khi kéo dài tuổi thọ của họ là vô cùng quan trọng trong bối cảnh dự đoán con số sẽ tăng vọt trong những thập kỷ tới.

Trên toàn thế giới, số người mắc bệnh Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ khác được dự báo sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2050, từ khoảng 57 triệu người vào năm 2019 lên 152 triệu người vào năm 2050. Điều quan trọng là phải giảm tỷ lệ và giảm tổng số người bị sa sút trí tuệ, bởi vì sa sút trí tuệ là một căn bệnh rất tốn kém.

Việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân sa sút trí tuệ không chỉ tốn kém cho xã hội mà còn ảnh hưởng lớn đến tinh thần cũng như tài chính cho người bệnh và gia đình của họ. Tin tốt là một lối sống lành mạnh không chỉ làm tăng tuổi thọ mà còn làm tăng số năm sống mà không bị sa sút trí tuệ, các chuyên gia nhấn mạnh.

Theo Sức khỏe và Đời sống

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bí quyết sống khỏe mạnh, sống lâu hơn mà không bị sa sút trí tuệ