Một số thói quen như thức khuya, ăn nhiều chất béo, nghe nhạc quá to... có thể là nguyên nhân khiến não bộ bị tổn thương.
Thiếu ngủ có thể dẫn đến chứng sa sút trí tuệ hay bệnh Alzheimer. Nếu gặp khó khăn với giấc ngủ, hãy tránh uống rượu, caffeine và tránh đồ điện tử vào buổi tối và cần thư giãn để dễ ngủ
Ít giao tiếp xã hội: Nói chuyện với bạn bè, người thân sẽ giúp bạn hạnh phúc và làm việc hiệu quả hơn, đồng thời giảm nguy cơ sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer
Ăn nhiều đồ ăn vặt kém lành mạnh: Nghiên cứu đã chỉ ra việc ăn nhiều bánh mì thịt, khoai tây chiên và nước ngọt có thể làm suy giảm trí nhớ và sức khỏe tinh thần
Nghe nhạc quá to có thể làm hỏng thính giác, gây ảnh hưởng tới não bộ và trí nhớ
Ngồi nhiều: Việc không tập thể dục hay ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ, bệnh tim và huyết áp cao
Hút thuốc có thể thu nhỏ bộ não, làm cho trí nhớ kém đi và làm tăng gấp đôi nguy cơ mất trí nhớ, kể cả bệnh Alzheimer. Nó cũng gây ra bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ và huyết áp cao
Ăn quá nhiều: Nạp quá nhiều chất dinh dưỡng có thể khiến não không tạo được mạng lưới liên kết mạnh mẽ giúp suy nghĩ và ghi nhớ
Tự nhốt mình trong nhà: Nếu không nhận đủ ánh sáng tự nhiên, có thể giảm hoạt động não, khiến suy giảm trí nhớ và trầm cảm
Theo VOV