Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, đời sống của các nhà khoa học vẫn còn thấp. Và ông đặt câu hỏi: "Cơ chế tài chính nào để các nhà khoa học sống ngày càng tốt hơn?".
Ngày 10-11, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghịvề thực hiện chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn2001-2010, đánh giá kết quả hoạt động KH&CN năm 2006-2010 và phươnghướng nhiệm vụ năm 2011-2015, với sự tham dự của Phó thủ tướng NguyễnThiện Nhân.
Không chỉ nâng cao về chất lượng của nghiên cứu cơbản theo chuẩn mực quốc tế, thời gian qua ngành khoa học công nghệ còntừng bước tiếp cận được trình độ công nghệ tiên tiến của khu vực, giảiquyết được nhiều nhiệm vụ quan trọng quốc gia, góp phần nâng cao chấtlượng tăng trưởng của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của sản phẩmhàng hóa, đảm bảo quốc phòng và an ninh.
Bộ Khoa học cũng đã chọn các viện nghiên cứu trựcthuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam và một số trường đại học đểtriển khai nghiên cứu 3 hướng trọng điểm là khoa học công nghệ nano,nghiên cứu tế bào gốc và giải mã bộ gen người.
Đáng chú ý, trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầngcho thông tin, truyền thông, Việt Nam đã tiếp nhận và vận hành, khaithác có hiệu quả vệ tinh VINASAT 1 và đang nghiên cứu, chuẩn bị phóngvệ tinh VINASAT 2 vào năm 2012. Công tác nghiên cứu chế tạo vệ tinh nhỏcũng bước đầu được triển khai.
GS Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu: "Nhiều nhà khoa học chưadám dấn thân vào các lĩnh vực khoa học mới, và đây là điều tôi chưavui". Ảnh: Tiến Dũng. |
Năm 2006-2010, Bộ KH&CN đã tổ chức thành công 12kỳ Techmart, với tổng giá trị các giao dịch đạt gần 6.000 tỷ đồng (tăng2,5 lần so với giai đoạn 5 năm trước đó). Còn hợp tác quốc tế tronglĩnh vực khoa học đã được mở rộng ra tới hơn 70 quốc gia, tổ chức quốctế và vùng lãnh thổ.
Hiện, cả nước có hơn 1.500 tổ chức khoa học côngnghệ, với hơn 60.000 người. Nếu tính cả số giảng viên trong các trườngđại học, cao đẳng thì số nhân lực khoa học và công nghệ quy đổi của cảnước là khoảng 75.000 người. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thiếu các cán bộđầu đàn giỏi và các "tổng công trình sư", trang thiết bị của các việnnghiên cứu, trường đại học vẫn còn thiếu, lạc hậu.
Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất cũng vẫnlạc hậu so với các nước trong khu vực. Trong khi chúng ta chưa có chínhsách hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ khoa học công nghệ và chínhsách thu hút, trọng dụng nhân tài. Chế độ tiền lương bất hợp lý, khôngkhuyến khích cán bộ, có nguy cơ chảy máu chất xám.
Lý giải điều này, đại diện Bộ KH&CN cho rằng,nguyên nhân là do đường lối chính sách phát triển khoa học công nghệcủa Đảng, Nhà nước chưa được quán triệt và chậm triển khai trong thựctiễn; năng lực của các cơ quan tham mưu, quản lý khoa học công nghệ cáccấp còn yếu. Cơ chế bao cấp ăn sâu vào tiềm thức của không ít cán bộkhoa học công nghệ và cán bộ quản lý đã tạo sức ỳ khi chuyển sang cơchế mới; đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ còn hạn hẹp cũng lànguyên nhân khiến lĩnh vực này chưa có bước phát triển đột phá.
Để nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, năng lựcsáng tạo, đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã đưa ra một loạt giải phápnhư tăng cường nhập khẩu công nghệ kết hợp với nâng cao năng lực nghiêncứu, làm chủ công nghệ; phát triển ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh tốcđộ phát triển thị trường công nghệ; xây dựng chính sách thu hút, trọngdụng, đãi ngộ xứng đáng cán bộ tài năng; tăng cường năng lực nghiên cứutrong các trường đại học... Hình thành và đưa vào hoạt động Quỹ đổi mớicông nghệ quốc gia và Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia.
Phó thủ tướng: "Cần chỉ ra các ngành khoa học nào cần phải 'chấn hưng'". Ảnh: Tiến Dũng. |
Đánh giá cao thành tựu khoa học công nghệ đạt đượctrong những năm qua nhưng Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân không quênlưu ý, ứng dụng khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp vẫn còn nhiềuhạn chế, đời sống của người làm công tác nghiên cứu khoa học vẫn cònthấp. Và ông đặt câu hỏi: "Cơ chế tài chính nào để các nhà khoa họcsống ngày càng tốt hơn?".
Theo Phó thủ tướng, Chính phủ vừa cho phép BộNN&PTNT thí điểm khoán kinh phí nghiên cứu với các đơn vị thuộc Bộ.Nhưng ông cho rằng, cơ chế tài chính, hạch toán phân bổ... cho khoa họchình như vẫn có một số khâu nghẽn.
Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị Bộ KH&CN cần chỉ racác ngành khoa học nào cần phải "chấn hưng", ngành nào có nguy cơ cánbộ bị "già" để có giải pháp đặc biệt, nếu không trong thời gian tới sẽgặp khó khăn.
"Khoa học công nghệ đã đạt những thành tựu đáng tựhào nhưng cần hoàn thiện và làm tốt hơn nữa cơ chế thông tin để xã hộihiểu đúng đóng góp của khoa học công nghệ", Phó thủ tướng Nguyễn ThiệnNhân nhấn mạnh.
Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng cũngnhư đóng góp tâm huyết của các đại biểu, nhà khoa học, Bộ trưởngKH&CN Hoàng Văn Phong cho biết, Bộ sẽ lấy đây làm cơ sở để xây dựngchiến lược phát triển khoa học công nghệ trong giai đoạn 10 năm tới.
(Nguồn: Vnexpress)