Khoa học - Công nghệ

10 sự kiện không gian lẫy lừng trong lịch sử thiên văn thế giới

Theo VTC News 17/10/2023 16:30

Nhân loại từ lâu đã mơ ước được khám phá vũ trụ và cách đây hơn 65 năm, con người đã đạt được ước mơ đó lần đầu tiên.

Sputnik 1 là vật thể nhân tạo đầu tiên trên thế giới bay quanh Trái Đất. Nó được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur của Liên Xô, đi vào quỹ đạo thấp của Trái Đất vào ngày 4/10/1957. Sputnik quay quanh Trái đất 1.440 lần, ở trên quỹ đạo thấp cho đến ngày 4/1/1958 thì bốc cháy, khi quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất. Về cơ bản, Sputnik 1 giúp nhân loại tìm hiểu về các đặc tính bầu khí quyển Trái Đất. (Ảnh: Google)

Sputnik 1 là vật thể nhân tạo đầu tiên trên thế giới bay quanh Trái Đất. Nó được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur của Liên Xô, đi vào quỹ đạo thấp của Trái Đất vào ngày 4/10/1957. Sputnik quay quanh Trái đất 1.440 lần, ở trên quỹ đạo thấp cho đến ngày 4/1/1958 thì bốc cháy, khi quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất. Về cơ bản, Sputnik 1 giúp nhân loại tìm hiểu về các đặc tính bầu khí quyển Trái Đất.

Vào ngày 12/4/1961, Yuri Gagarin khởi động chuyến bay vào không gian, với tư cách trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Anh ấy khởi động sứ mệnh phi thuyền Vostok 1, bay vòng quanh Trái Đất một lần trong suốt 108 phút, trước khi anh và tàu vũ trụ của mình tiếp đất an toàn bằng dù xuống Trái Đất. (Ảnh: Google)

Vào ngày 12/4/1961, Yuri Gagarin khởi động chuyến bay vào không gian, với tư cách trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Anh ấy khởi động sứ mệnh phi thuyền Vostok 1, bay vòng quanh Trái Đất một lần trong suốt 108 phút, trước khi anh và tàu vũ trụ của mình tiếp đất an toàn bằng dù xuống Trái Đất.

Ngày 15/7/1965, tàu vũ trụ Mariner 4 của NASA truyền đi những hình ảnh đầu tiên về Hỏa tinh. Con tàu hoạt động lâu hơn thời hạn quy định là 8 tháng, ở trên quỹ đạo quanh Mặt Trời trong khoảng ba năm, giúp làm sáng tỏ những điều mới mẻ về gió Mặt Trời, sao Hỏa. (Ảnh: Google)

Ngày 15/7/1965, tàu vũ trụ Mariner 4 của NASA truyền đi những hình ảnh đầu tiên về Hỏa tinh. Con tàu hoạt động lâu hơn thời hạn quy định là 8 tháng, ở trên quỹ đạo quanh Mặt Trời trong khoảng ba năm, giúp làm sáng tỏ những điều mới mẻ về gió Mặt Trời, sao Hỏa.

Vào ngày 21/7/1969, Neil Armstrong đã trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng với tàu sứ mệnh Apollo 11. Khoảng 20 phút sau khi Armstrong đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, phi công bộ phận mô-đun Mặt Trăng, Buzz Aldrin đã tham gia tham hiểm cùng Neil Armstrong. Cả hai dành khoảng ba giờ để thực hiện các thí nghiệm và thu thập mẫu vật. (Ảnh: Google)

Vào ngày 21/7/1969, Neil Armstrong đã trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng với tàu sứ mệnh Apollo 11. Khoảng 20 phút sau khi Armstrong đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, phi công bộ phận mô-đun Mặt Trăng, Buzz Aldrin đã tham gia tham hiểm cùng Neil Armstrong. Cả hai dành khoảng ba giờ để thực hiện các thí nghiệm và thu thập mẫu vật.

Ngày 15/12/1970, tàu Venera 7 của Liên Xô đáp xuống bề mặt Sao Kim. Mặc dù hệ thống của tàu vũ trụ bị thiêu rụi bởi nhiệt độ, áp suất cực cao, của bề mặt trên Sao Kim trong vòng một giờ, nhưng nó thu thập rất nhiều dữ liệu về hành tinh láng giềng này. (Ảnh: Google)

Ngày 15/12/1970, tàu Venera 7 của Liên Xô đáp xuống bề mặt Sao Kim. Mặc dù hệ thống của tàu vũ trụ bị thiêu rụi bởi nhiệt độ, áp suất cực cao, của bề mặt trên Sao Kim trong vòng một giờ, nhưng nó thu thập rất nhiều dữ liệu về hành tinh láng giềng này.

Kính viễn vọng Không gian Hubble quay quanh Trái đất trong hơn 30 năm, được phóng lên vũ trụ vào ngày 24/4/1990. Trong ba thập kỷ, Hubble thực hiện hơn 1,5 triệu quan sát, tạo kho dữ liệu tìm tàng để giới chuyên gia Trái Đất xuất bản hơn 18.000 bài báo khoa học về các chủ đề khác nhau, từ năng lượng tối đến lỗ đen, đến các vụ nổ tia gamma. (Ảnh: Google)

Kính viễn vọng Không gian Hubble quay quanh Trái đất trong hơn 30 năm, được phóng lên vũ trụ vào ngày 24/4/1990. Trong ba thập kỷ, Hubble thực hiện hơn 1,5 triệu quan sát, tạo kho dữ liệu tìm tàng để giới chuyên gia Trái Đất xuất bản hơn 18.000 bài báo khoa học về các chủ đề khác nhau, từ năng lượng tối đến lỗ đen, đến các vụ nổ tia gamma.

Tàu vũ trụ robot Mars Pathfinder của NASA chạm tới bề mặt Sao Hỏa vào ngày 4/7/1997. Khi hạ cánh xuống bề mặt Hành tinh Đỏ, nó đã triển khai một số túi khí để giữ thăng bằng trong quá trình hạ cánh. Khi đến đích, tàu khám phá khu vực Ares Vallis của Hành tinh Đỏ, bắt đầu phân tích bầu khí quyển, khí hậu và địa chất của nó. Tàu cũng thu thập được bằng chứng cho thấy Hỏa tinh từng có nước chảy trên bề mặt. (Ảnh: Google)

Tàu vũ trụ robot Mars Pathfinder của NASA chạm tới bề mặt Sao Hỏa vào ngày 4/7/1997. Khi hạ cánh xuống bề mặt Hành tinh Đỏ, nó đã triển khai một số túi khí để giữ thăng bằng trong quá trình hạ cánh. Khi đến đích, tàu khám phá khu vực Ares Vallis của Hành tinh Đỏ, bắt đầu phân tích bầu khí quyển, khí hậu và địa chất của nó. Tàu cũng thu thập được bằng chứng cho thấy Hỏa tinh từng có nước chảy trên bề mặt.

Tàu thăm dò sao Thổ Cassini là kết quả hợp tác giữa NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Ý. Cassini đã thu thập dữ liệu về Sao Mộc trong một chuyến bay ngang qua, trước khi bay tới Sao Thổ. Tại Thổ tinh, Cassini thu được lượng lớn dữ liệu và hình ảnh từ các vành đai của hành tinh này. Nhìn chung, Cassini trải qua 20 năm trong không gian trước khi nó lao thẳng vào Sao Thổ vào ngày 15/9/2017. (Ảnh: Google)

Tàu thăm dò sao Thổ Cassini là kết quả hợp tác giữa NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Ý. Cassini đã thu thập dữ liệu về Sao Mộc trong một chuyến bay ngang qua, trước khi bay tới Sao Thổ. Tại Thổ tinh, Cassini thu được lượng lớn dữ liệu và hình ảnh từ các vành đai của hành tinh này. Nhìn chung, Cassini trải qua 20 năm trong không gian trước khi nó lao thẳng vào Sao Thổ vào ngày 15/9/2017.

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) mở ra kỷ nguyên hợp tác khám phá không gian quy mô toàn cầu chưa từng có. Nó bắt đầu hoạt động vào tháng 11/2000. Kể từ đó, trạm là nơi làm việc của nhiều phi hành gia và nhà du hành vũ trụ quốc tế. (Ảnh: Google)

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) mở ra kỷ nguyên hợp tác khám phá không gian quy mô toàn cầu chưa từng có. Nó bắt đầu hoạt động vào tháng 11/2000. Kể từ đó, trạm là nơi làm việc của nhiều phi hành gia và nhà du hành vũ trụ quốc tế.

Kính viễn vọng Không gian James Webb hoạt động được hơn một năm trở lại đây. Nó đã thay đổi nhận thức của chúng ta về vũ trụ. Trước khi di chuyển đến vị trí hiện tại ở Lagrange Point 2, cách Trái Đất khoảng một triệu dặm, James Webb được quảng cáo là thiết bị thiên văn quan trọng sẽ đưa nhân loại bước vào kỷ nguyên mới của ngành thiên văn học. Đúng như vậy, chỉ khoảng một tuần sau khi bắt đầu quan sát thăm dò, nó đã cho chúng ta thấy hình ảnh của thiên hà xa nhất, lâu đời nhất từng được quan sát, GLASS-z13 13,5 tỷ năm tuổi. (Ảnh: Google)

Kính viễn vọng Không gian James Webb hoạt động được hơn một năm trở lại đây. Nó đã thay đổi nhận thức của chúng ta về vũ trụ. Trước khi di chuyển đến vị trí hiện tại ở Lagrange Point 2, cách Trái Đất khoảng một triệu dặm, James Webb được quảng cáo là thiết bị thiên văn quan trọng sẽ đưa nhân loại bước vào kỷ nguyên mới của ngành thiên văn học. Đúng như vậy, chỉ khoảng một tuần sau khi bắt đầu quan sát thăm dò, nó đã cho chúng ta thấy hình ảnh của thiên hà xa nhất, lâu đời nhất từng được quan sát, GLASS-z13 13,5 tỷ năm tuổi.

Theo VTC News
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    10 sự kiện không gian lẫy lừng trong lịch sử thiên văn thế giới