Hôi miệng là một tình trạng không mong muốn mà nhiều người gặp phải. Bệnh lý này khiến nhiều người mất tự tin, ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày.
Hạt thì là: Hạt thì là có mùi thơm và vị ngọt tương tự như cam thảo, và quan trọng nhất là chúng có khả năng sát trùng. Nhờ vậy, hạt thì là rất hiệu quả trong việc điều trị chứng hôi miệng.
Quế: Quế chứa một chất có tính sát khuẩn tên là cinnamic aldehyde, nhờ đó giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn khiến hơi thở có mùi. Mùi hương của quế cũng là một yếu tố giúp đánh bay mùi hôi khó chịu.
Đinh hương: Đinh hương cũng là một loại thảo mộc có mùi hương nồng và ngọt giống như quế. Khi nhai, đinh hương còn tạo cảm giác tê lưỡi, mà điều này chứng tỏ các thành phần làm thơm miệng mạnh mẽ của đinh hương đang phát huy tác dụng.
Baking soda: Baking soda vốn nổi tiếng là một nguyên liệu khử mùi hiệu quả. Bạn có thể tự tạo nước súc miệng khử mùi bằng cách hòa baking soda với nước.
Nước: Một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng là do khô miệng. Nếu bạn không uống đủ nước, cơ thể sẽ bị thiếu nước, tuyến nước bọt sẽ không tiết đủ nước bọt, và điều này sẽ khiến hơi thở bạn có mùi khó chịu.
Giấm táo : Giấm táo cũng là một nguyên liệu rất hiệu quả để trị hôi miệng, vì nó có khả năng thanh tẩy các vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng bạn.
Gừng: Gừng là một loại thảo dược mạnh, mà một trong những tác dụng phổ biến nhất là giúp hơi thở thơm mát. Bạn chỉ cần nhai một vài lát gừng tươi là đã có thể đánh bay mùi hôi khó chịu còn “vương vấn” trong hơi thở.
Mùi tây: Mùi tây là một trong những loại thảo dược hiệu quả nhất trong điều trị hôi miệng. Chỉ cần nhai một vài nhánh mùi tây sẽ giúp bạn trung hòa những mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Nước chanh : Nước chanh giàu axit citric giúp kích thích sản sinh nước bọt, từ đó loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Bạch đậu khấu: Bạch đậu khấu là một loại thảo dược cổ truyền phổ biến ở Ấn Độ. Nhai vỏ hạt bạch đậu khấu sẽ giúp bạn điều trị chứng hôi miệng hiệu quả.
Theo VOV