Tiết kiệm tài chính luôn là điều đúng đắn mà chúng ta nên làm song điều đó không có nghĩa chúng ta chi tiêu đến mức keo kiệt và mù quáng.
Mặc dù tiền bạc là một trong những yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống và tiết kiệm là điều cần thiết để cân đối tài chính, tuy nhiên đừng khiến bản thân trở nên tằn tiện một cách thiếu sáng suốt.
Dưới đây là 10 cách tiết kiệm thông thái để giúp bạn sáng suốt trong chi tiêu và biết cách cân đối để vừa tiết kiệm, vừa có thể tận hưởng được thành quả lao động chăm chỉ của bản thân.
1. Thiết lập chi tiêu cho các vật dụng thiết yếu
Hãy vạch ra các khoản chi tiêu cần thiết để tiết kiệm một cách cân đối. Ảnh: Journey To Millions |
Hãy thiết lập chi tiêu và dành dụm chi phí có những đồ dùng thiết yếu hay những thứ bạn thật sự cần mua ngay cả khi chúng có giá hơi đắt đỏ. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn rất nhiều khi mua được những món đồ bạn biết mình thật sự có thể chi trả.
2. So sánh giá
Muốn tiết kiệm tiền, trước tiên hãy đi khảo sát xem đâu là nơi có giá thích hợp nhất đối với bạn trước khi mở ví. Nếu món đồ đó chưa thật sự cần thiết, hãy đợi đến những đợt giảm giá. Ngoài ra bạn cũng không nên bỏ qua yếu tố chất lượng của món đồ. Chúng ta nên dặn lòng rằng không nên mua đồ rẻ mà hãy mua đồ có giá phải chăng và chất lượng tốt.
3. Tiêu xài đúng lúc
Có những món đồ không nhất thiết phải mua ngay lập tức. Ảnh: Shutterstock |
Cân nhắc trước khi mua và lựa chọn thời điểm mua phù hợp cũng là một việc thói quen tiêu dùng thông thái. Thật không vui vẻ gì khi lâm vào cảnh khánh kiệt và không còn tiền để chi trả các hóa đơn sau một kỳ nghỉ tiêu xài hoang phí. Bạn cần phải ưu tiên cho các khoản chi tiêu quan trọng hơn để tránh trở nên khánh kiệt.
4. Không mua đồ một cách vội vàng
Không nên vơ đồ siêu giảm giá ở siêu thị một cách vô tội vạ cũng như không nên vội vàng mua những món đồ yêu thích. Hãy để chúng lại trên sạp và dặn lòng rằng mình có thể quay lại để lấy chúng bất kỳ lúc nào.
Nếu đó là sản phẩm có kích cỡ hay mẫu mã cuối cùng, hãy nhờ nhân viên bán hàng giữ món đồ đó giúp. Sau một vài ngày, khi bạn quay trở lại cửa hàng với đủ tiền trên tay và vẫn thấy thật sự cần nó thì mua cũng chưa muộn.
5. Học cách thương thảo
Đây là kỹ năng cần thiết với những người đang trong giai đoạn "thắt lưng buộc bụng". Không nên nói "không" một cách thẳng thừng với các thành viên trong gia đình nếu họ muốn mua một món đồ nào đó.
Đừng vì quá tằn tiện mà đánh mất nhiều niềm vui của các thành viên trong gia đình. Ảnh: Bangkok Attractions |
Nếu đó là một món đồ cần thiết, hay thử tìm những sản phẩm tương tự có giá phải chăng hơn. Nếu trẻ con muốn đi chơi xa, hãy thử gợi ý chúng với một buổi picnic và đồ ăn tự làm mang theo. Có rất nhiều cách chi tiêu sáng tạo thay vì nói "không" với tất cả khoản chi, đúng không?
6. Chỉ mua những thứ mà bạn chắc chắn
Hãy hỏi đi hỏi lại bản thân mình những câu hỏi này trước khi bạn mua một thứ gì đó :Mình có cần nó không? Mình sẽ dùng nó chứ? Mình có muốn nó tới mức phải bỏ ra số tiền đó hay không? Mình có đủ khả năng chi trả không?
Nếu câu trả lời là "có" đối với tất cả các câu hỏi trên, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn với quyết định chi tiêu của mình.
7. Theo dõi quá trình chi tiêu
Hãy luôn theo dõi quá trình chi tiêu của bản thân. Những người biết tiền của mình được sử dụng cho mục đích gì thường sáng suốt hơn những người chỉ biết tiền của mình từ đâu ra.
Không nên đâm đầu vào những đợt giảm giá, khuyến mãi mà mang về nhà những món đồ không dùng đến. Ảnh: The Independent |
Khi biết tiền của mình đã đi đâu, bạn có thể truy xem mình đang tiêu tốn bao nhiêu tiền vào những thứ gì, quan trọng hay không quan trọng. Bạn cần phải đánh giá và suy xét thói quen mua sắm của mình, ngoài ra cũng nên suy nghĩ thoáng hơn về việc thay đổi ngân sách nhằm tối đa hóa quả chi tiêu của mình.
8. Ăn nhẹ trước khi ra ngoài
Tiêu tiền cho các khoản ăn uống là điều tốt nhưng nếu bạn đang thắt chặt chi tiêu thì đừng nên ra ngoài với một cái bụng rỗng. Khi đói, bạn dễ chi tiêu cho cho đồ ăn hơn và khó kiểm soát được nhu cầu của mình. Chính vì vậy, hãy ăn nhẹ ở nhà trước khi ra ngoài.
9. Tham khảo ý kiến gia đình trong các quyết định tài chính
Đừng gồng gánh các hóa đơn, khoản chi tiêu một mình, hãy thẳng thắn và cởi mở về tình hình tài chính của bạn. Khi các thành viên trong gia đình nắm được điều này, họ sẽ hiểu và thậm chí có cách để giúp đỡ bạn. Ngay cả với con cái, khi biết hoàn cảnh tài chính gia đình, chúng sẽ học được giá trị của đồng tiền nếu hiểu được tiền của bố mẹ đang được sử dụng vào mục đích gì.
10. Hãy nhớ rằng, kỷ niệm và ký ức là vô giá
Đôi khi những người tiết kiệm thường trở nên khó khăn trong việc chi trả tiền đồ ăn, phòng khách sạn... khi họ có thói quen tính toán trong chi tiêu. Ví dụ nếu phải chi tiêu vì mục đích sum vầy với gia đình, đừng lo nghĩ quá nhiều về việc tiêu tiền. Hãy tận hưởng khoảnh khắc cùng người thân và kết nối mọi người lại với nhau.
Bạn nên tự nhủ rằng trải nghiệm và ký ức về những người mình yêu thương có giá trị hơn rất nhiều. Nếu cảm thấy điều đó quá đắt đỏ, hãy tìm một giải pháp phù hợp hơn để thay thế. Nhưng tốt hơn là bạn nãy dành dụm một khoản tiền dành cho những sự kiện bất ngờ của gia đình.
Số tiền bạn có không đồng nghĩa với việc bạn đang sống hạnh phúc hay đau khổ. Việc học cách chi tiêu hợp lý và hưởng thụ trong khả năng của mình sẽ cho bạn sự tự do về tài chính. Hãy sống một cuộc sống thanh đạm mà không quá hẹp hòi bằng cách tạo những thói quen đúng đắn trong chi tiêu.
Theo Zing.vn