Mỹ đã đúng khi yêu cầu Trung Quốc phải có trách nhiệm. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu Mỹ cố gắng duy trì vị thế siêu cường bằng cách ngăn cản Trung Quốc...
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Ông Peter Varghese AO, Hiệu trưởng trường Đại học Queensland và là cựu Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Australia mới đây có bài viết với tựa đề “Xây dựng thế cân bằng chiến lược mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Trung Quốc rõ ràng muốn trở thành cường quốc ở châu Á. Tại sao điều đó lại là một mối lo ngại? Việc trở thành cường quốc chiếm ưu thế sẽ biến Trung Quốc trở thành nước duy nhất đề ra các văn hóa và chuẩn mực chiến lược của khu vực.
Chúng ta đang bước vào một giai đoạn nguy hiểm tiềm tàng trong quan hệ Mỹ-Trung. Những lời kêu gọi kiềm chế Trung Quốc ngày càng nhiều. Việc Mỹ quyết tâm duy trì vị thế siêu cường không phải là mới.
Tuy nhiên, cái mới ở đây là để làm được điều đó, Mỹ sẽ phải tìm cách ngăn chặn hoặc cản trở Trung Quốc. Việc kiềm chế Trung Quốc thể hiện sự bế tắc về chính sách. Trung Quốc làm chao đảo hệ thống quốc tế, và điều quan trọng đối với khu vực là Trung Quốc cần phải bị kiềm chế.
Có ý kiến cho rằng các chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu có thể được chia thành hai hệ thống, một do Trung Quốc lãnh đạo và một do Mỹ dẫn dắt. Đây là một câu chuyện ngu ngốc xét cả về khía cạnh kinh tế lẫn địa chính trị.
Mỹ đã đúng khi yêu cầu Trung Quốc phải có trách nhiệm. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu Mỹ cố gắng duy trì vị thế siêu cường bằng cách ngăn cản Trung Quốc. Những người coi trọng sự lãnh đạo của Mỹ đều muốn Washington duy trì vị thế siêu cường nhưng không bằng cách gây chiến với Trung Quốc.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc cần phải được quản lý và cân bằng, chứ không nên kiềm chế.
Việc xây dựng sự cân bằng đó và neo chặt nó trong trạng thái cân bằng chiến lược mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là thách thức lớn trong thời đại của chúng ta. Hầu hết các quốc gia cảm thấy không thoải mái với việc Trung Quốc trở thành cường quốc chiến lược chi phối khu vực.
Họ không muốn kiềm chế Trung Quốc nhưng họ rất muốn làm đối trọng với Trung Quốc để hạn chế một số hành vi của nước này. Trên thực tế, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước khác đã và đang làm điều đó dựa trên lý do địa chính trị và lịch sử riêng của họ.
Hơn nữa, đây không phải là một nhóm cân bằng quyền lực cổ điển mà là một nhóm hữu cơ, chứ không phải là sự sắp xếp.
ASEAN với tư cách là một nhóm, có thể vẫn ở bên lề của sự cân bằng chiến lược. Tuy nhiên, với một số ngoại lệ đáng chú ý, ngày càng có nhiều quốc gia ASEAN bị lôi kéo vào quỹ đạo của Trung Quốc: không phải bằng sự nhiệt tình hay niềm tin mà bởi vì họ thấy rằng nếu phản đối Trung Quốc, cái giá họ phải trả về kinh tế sẽ rất lớn.
Hai cường quốc châu Á với cam kết rõ ràng trong việc làm đối trọng với Trung Quốc là Nhật Bản và Ấn Độ. Đối với cả hai nước này, nếu xét về địa lý và lịch sử, Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược. Điều này tạo ra nền tảng chiến lược chung giữa họ và mỗi nước đang nhanh chóng tăng cường năng lực dựa trên nền tảng đó.
Việc làm đối trọng với Trung Quốc không nên liên quan đến một liên minh dân chủ vì điều đó sẽ tạo ra một vết nứt cấu trúc ở châu Á và củng cố thêm quan điểm của Trung Quốc.
Việc tránh hình thành một liên minh như vậy cũng phù hợp hơn với các ưu tiên chiến lược của các quốc gia như Ấn Độ và Indonesia, họ không muốn trở thành đồng minh của Mỹ hay bất kỳ cường quốc nào khác.
Một sự cân bằng hữu cơ phù hợp với chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” hơn là một sự sắp xếp chính thức. Chúng ta hiện ở trong một quá trình dịch chuyển của quan hệ quốc tế, và có lẽ đây là thời điểm tồi tệ nhất để đưa nó thành quan điểm.
Một số vấn đề chúng ta chứng kiến ngày hôm nay bị sai lệch hoặc bị phóng đại, và chúng không có khả năng trở thành xu hướng lâu dài. Tuy nhiên, những người khác dựa trên nền tảng của địa kinh tế toàn cầu.
Nếu đánh giá Tổng thống Donald Trump đã đi “nhầm đường” và cho rằng chính sách của Mỹ sẽ trở lại bình thường sau khi ông rời nhiệm sở, đây sẽ là một sai lầm.
Nhưng cũng không chắc rằng tất cả các chính sách của ông Trump sẽ được duy trì sau khi ông ta ra đi. Lúc đó, nhiều khả năng giá trị của các đồng minh Mỹ sẽ được khôi phục ở vị trí trung tâm trong chính sách của Mỹ trong một thế giới hậu Donald Trump.
Và với Trung Quốc, chúng ta cũng có thể thấy một sự thay đổi chiến thuật trong cách tiếp cận của nước này khi nó tính toán lại khoảng cách và tốc độ cần tiến hành với quan điểm chính sách đối ngoại quyết đoán hơn.
Theo TTXVN