75 năm đã qua nhưng thông điệp của Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất vẫn còn nguyên giá trị, được Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng kế thừa và phát huy nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam bền vững.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Trường Đại học Điện ảnh Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự khai mạc Triển lãm Văn hóa tại Nhà hát lớn, Hà Nội (7.10.1945). Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các diễn viên đoàn văn công nhân dân Trung ương sau buổi biểu diễn tại Phủ chủ tịch (22.3.1959). Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng chiếc khèn, loại nhạc cụ dân tộc của đồng bào Thái ở Yên Châu (Sơn La) tặng trong dịp Người lên thăm Tây Bắc (7.5.1959). Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem bức chân dung của Người được vẽ bằng máu của họa sỹ Diệp Minh Châu, quê ở miền Nam. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đoàn văn công sau buổi biểu diễn chào mừng Người lên thăm tỉnh Hà Giang (27.3.1961). Ảnh: TTXVN
Các đại biểu dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự Đại hội (26.11.1962). Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng chiếc đàn guitar của Trường Văn hoá Nghệ thuật Hải Phòng trong dịp Người đến thăm trường. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ ngày 7.2.2018. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Đàn bầu hay độc huyền cầm là một loại nhạc cụ truyền thống độc đáo của người Việt, được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã từng chơi thử nhạc cụ này trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam tháng 3.2019. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại hội nghị Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam vì sự phát triển bền vững sáng 27.7.2018 tại Hà Nội. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tổng thống Mỹ Obama vẫy tay chào nhân dân thủ đô Hà Nội sau khi thưởng thức món bún chả tại quán Hương Liên trên phố 24 Lê Văn Hưu, quận Hai Bà Trưng, tối 23.5.2016. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Tổng thống Pháp Francois Hollande đi bộ tham quan phố cổ Hà Nội và nói chuyện giao lưu tại quán Cà phê Cộng, số 54 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm, chiều 6.9.2016. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Ngày 12.3.2021, tại thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng, huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), Ban Chỉ đạo công tác dân tộc - tôn giáo huyện Bù Đốp tổ chức trao tặng bộ cồng chiêng cho thôn Thiện Cư. Đây là hoạt động nhằm phát huy và giữ gìn giá trị, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc S’tiêng, lưu truyền cho các thế hệ trẻ sau không bị lãng quên. Ảnh: K GỬIH/TTXVN
Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Biên (sinh năm 1964), người dân tộc Cor, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi truyền dạy nghệ thuật đánh chiêng cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Cor thông qua các lớp truyền dạy cồng chiêng, dân ca, dân vũ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản cồng chiêng nơi đại ngàn. Ảnh: Lê Ngọc Phước/TTXVN
Một góc làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông nằm ở thôn Pả Vi Hạ thuộc xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh: Minh Tâm/TTXVN
Lễ hội làng Phù Đổng tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô và 20 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình”, sáng 6.10.2019, tại không gian phố bích hoạ Phùng Hưng diễn ra chương trình Âm nhạc đường phố nhảy dân vũ Áo dài ơi. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Lễ hội Áo dài với chủ đề Áo dài trên con đường di sản góp phần phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh trang phục áo dài của Việt Nam. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN
Nghề dệt thổ cẩm có mặt trong đời sống của người dân huyện vùng cao Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) từ bao đời nay. Bàn tay khéo léo của những người phụ nữ đã tái hiện những họa tiết, hoa văn trên từng vuông vải. Trang phục của người Dao đỏ được phối mầu rất sặc sỡ, bắt mắt, mang nét bản sắc riêng. Bảo tồn và phát huy được nghề dệt thổ cẩm truyền thống không chỉ giữ gìn được giá trị văn hóa mà còn tạo điều kiện tích cực cho phát triển du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: TTXVN
Trong hệ thống Nhã Nhạc cung đình Huế - Di sản văn hoá phi vật thể nhân loại, còn có tiết mục hòa tấu các nhạc khí thuộc bộ dây kết hợp với bộ gõ. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Năm 2016, UNESCO công nhận Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Biểu diễn của đội cồng chiêng thị trấn Ka Năk, Gia Lai - nét văn hóa đặc trưng của đồng các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Sỹ Huynh/TTXVN
Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Chúc (81 tuổi) ở thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức (Hà Nội) dạy ca trù cho các thanh thiếu niên có tâm huyết. Ảnh: TTXVN
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của Việt Nam đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia để trở thành di sản văn hóa chung của cả nhân loại. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Ca trù là một trong những loại hình âm nhạc truyền thống của Việt Nam. Đây là môn nghệ thuật dân gian đang được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Ảnh: Nhật Anh/TTXVN
Dân ca quan họ Bắc Ninh - loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: TTXVN
Đánh cồng chiêng, múa hát mừng ngày khánh thành làng văn hóa du lịch Pleôp, TP Pleiku. Ảnh: Sỹ Huynh/TTXVN
Phố cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới với hơn 1.000 di tích được gữ gần như nguyên vẹn. Những ngôi nhà cổ rêu phong với hình ảnh người phụ nữ áo dài làm những con phố cổ càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Lễ hội đua voi ở huyện Lắk (Đắk Lắk) - một hoạt động văn hóa thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nước. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Theo TTXVN