World Cup 48 đội, ý tưởng đột phá hay... phá hoại?

11/01/2017 17:10

Từ World Cup 2026, ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh sẽ tăng số đội tham dự lên thành 48 theo phán quyết của FIFA. Điều đó nên hay không nên?

World Cup 48 đội, ý tưởng đột phá hay... phá hoại?

Tăng đội, tăng sự kịch tính

Ngày 10-1, Hội đồng FIFA đã biểu quyết thông qua đề án tăng số đội tham dự vòng chung kết World Cup lên 48 đội từ năm 2026. Vì số lượng đội tham dự tăng nên thể thức cũng có phần thay đổi. Dự kiến 48 đội sẽ được chia làm 16 bảng, mỗi bảng 3 đội. Kết thúc vòng bảng, 2 đội dẫn đầu sẽ giành vé lọt vào vòng đấu loại trực tiếp đầu tiên, vòng 1/16 (32 đội). 


Như vậy, vòng chung kết World Cup với 48 đội sẽ có 80 trận đấu. Sau khi đề án được chấp thuận, thông tin được lan tỏa đi khắp thế giới với tốc độ điện xẹt. Tuy nhiên, cách tiếp nhận thông tin của phần đông tín đồ túc cầu giáo lại theo hướng tiêu cực. Nhưng, liệu nhận định ấy có thực sự thỏa đáng cho kế hoạch của FIFA nói chung và tân chủ tịch Gianni Infantino nói riêng?


Theo FIFA cho biết thì số ngày tổ chức giải đấu vẫn giữ nguyên, chỉ trong vòng 1 tháng và họ có cái lý của riêng họ. Thực tế, trên danh nghĩa số lượng đội tham dự tăng lên (từ 32 lên 48) song hành trình đến chức vô địch là không đổi. Cụ thể, đội nào đi đến trận chung kết vẫn trải qua 7 trận đấu, 2 trận vòng bảng và 5 trận đấu loại trực tiếp với 48 đội, 3 trận vòng bảng và 4 trận đấu loại trực tiếp với 32 đội. 


World Cup với 80 trận sẽ triệt tiêu được những đấu mang tính trận thủ tục


World Cup với 80 trận sẽ triệt tiêu được những đấu mang tính trận thủ tục


Hơn thế nữa, thể thức mới này sẽ tăng sự kịch tính cho giải đấu nhờ việc loại bỏ được những trận đấu mang tính thủ tục đang tồn tại ở thể thức hiện nay. Bởi lẽ tại vòng bảng, 1 chiến thắng chưa hề đảm bảo suất đi tiếp. Đến vòng đấu loại trực tiếp thì miễn bàn, sẩy chân là bị loại. Điều đó có nghĩa cơ hội để các đội bóng lớn sửa sai sẽ bị thu hẹp lại và sự kịch tính được tăng lên đáng kể.


Ngày hội bóng đá, ngày hội văn hóa

Công bằng mà nói, EURO hay Champions League mới là giải đấu có chất lượng đồng đều và đẳng cấp hơn. Tuy vậy, World Cup có nét hấp dẫn riêng mà không bất kỳ giải đấu thể thao nào có được. Đó là thương hiệu, dĩ nhiên, chẳng ai lại không mơ tới chức vô địch thế giới. Song hành với thương hiệu sự giao thoa văn hóa, biến World Cup trở thành một ngày hội thực sự không chỉ của bóng đá. Cả thế giới dường như thu bé lại trong ngày hội ấy. 


Đại diện cho mỗi quốc gia tham dự vòng chung kết World Cup không chỉ là ĐTQG mà còn cả những CĐV theo chân. Những CĐV này không chỉ đến sân cổ vũ đội tuyển nước nhà mà còn đem theo những gì đặc sắc nhất của quê hương đất nước để phô diễn cùng bạn bè thế giới. Đó là sự hoang dã của người hâm mộ châu Phi, chất ngẫu hứng của người hâm mộ châu Mỹ, niềm đam mê của người hâm mộ châu Á hay tính quy củ, bề thế giàu truyền thống của người hâm mộ châu Âu.


Như vậy, World Cup không chỉ diễn ra trên sân cỏ mà còn diễn ra trên cả những khán đài. Các giải đấu cấp châu lục không bao giờ có được sự đa sắc, đa diện ấy, bởi cách biệt văn hóa dẫu có nhưng không khác biệt nhiều. Một điểm đáng nói nữa, với 48 đội, FIFA có cơ hội lôi kéo được trên 2 tỷ fan trung lập nhập cuộc, trở thành thành viên của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.


Sự giao thoa văn hóa là nét đặc trưng của World Cup mà không giải đấu nào có được


Sự giao thoa văn hóa là nét đặc trưng của World Cup mà không giải đấu nào có được


Đó là vì khá nhiều quốc gia đông dân đang mấp mé trình độ dự World Cup hiện tại, đáng kể như Trung Quốc, quốc gia có trên 1 tỷ dân. Ấn Độ, một quốc gia tỷ dân khác tuy ở đẳng cấp thấp hơn nhưng rõ ràng có thể mơ về World Cup nếu đầu tư mạnh hơn đồng thời cơ hội được mở ra lớn hơn. Và hệ quy chiếu dành cho Ấn Độ hay Trung Quốc cũng đúng với Việt Nam chúng ta. Khi ấy, rõ ràng sức hút của World Cup sẽ tăng gấp bội.


Tất nhiên, 48 đội có lẽ là điểm tới hạn. Nếu tiếp tục tăng số đội tham dự vòng chung kết World Cup thì mọi thứ sẽ hòa tan chứ không còn hòa nhập nữa. 


Theo Bongdaplus

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    World Cup 48 đội, ý tưởng đột phá hay... phá hoại?