Trong các loại nông sản có yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm thìrau các loại thuộc loại cần kíp, bức xúc nhất vì đây làthực phẩm không thể thay thế ai cũng phải dùng, lại dùng với khối lượnglớn và liên tục...
Năm 2006, một vấn đề tưởng đơn giản nhưng lại rất khó cho BTC hội nghị APEC là tìm đầu ra rau sạch, chất lượng cao cho các nguyên thủ. Hà Nội kiếm được một khoảnh đất rộng 3-5 ha để chuyên trồng rau là chuyện không tưởng, đấy cũng là chưa nói đến chuyện đất đấy có bị ô nhiễm không, nước tưới có vấn đề gì không, trình độ người trồng rau thế nào…
Trong các loại nông sản có yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm thì rau các loại thuộc loại cần kíp, bức xúc nhất. Bức xúc vì rau xanh là thực phẩm không thể thay thế ai cũng phải dùng, lại dùng với khối lượng lớn và liên tục... Cũng chính bởi vậy mà việc tổ chức sản xuất rau an toàn, rau sạch, rau GAP đã được các nhà quản lý quan tâm cả chục năm nay, và các siêu thị như Metro, Co.opmart cũng vào cuộc nhưng tiến bộ đạt được lại rất khiêm tốn. Với các loại rau xuất khẩu thì phần lớn các chứng chỉ GAP được cấp cho vùng rau Đà Lạt. Với rau tiêu thụ nội địa thì có một số chứng chỉ được cấp cho khu vực ngoại thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… nhưng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng không cao. Theo Sở NN-PTNT, lượng rau tiêu thụ tại TP.HCM lên tới 1.200 T/ngày, trong đó SX tại TP.HCM chiếm 50% nhưng chỉ 5-6 T được bảo đảm là rau sạch, có nguồn gốc rõ ràng cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn.
Cái khó của việc triển khai VietGAP trên rau chính là quy mô sản xuất quá bé nhỏ và không chuyên nghiệp. Thế nhưng trong 2 năm gần đây, HTX Anh Đào ở Đà Lạt bỗng dưng phất lên rất nhanh nhờ cung ứng rau sạch đạt chuẩn VietGAP cho rất nhiều siêu thị ở 40 tỉnh thành phía Nam. Anh Đào làm được việc đấy trước hết nhờ quy mô sản xuất rau sạch của HTX lên đến trên 20 ha tập trung. Bài học rút ra từ Anh Đào là tất cả ruộng đất của các xã viên đều trồng những loại rau được HTX chỉ định, theo quy trình và lịch thời vụ của HTX đưa ra. HTX bao tiêu hết toàn bộ sản phẩm của các hộ xã viên. Đặc biệt, các xã viên và con em của họ không được làm việc ở văn phòng, ở công việc sơ chế, phân loại. Rau của xã viên bán cho HTX có giá cao hơn bán ra chợ và thị trường tự do. Ngày càng nhiều người xin vào HTX nhưng HTX chỉ đồng ý cho gia nhập với điều kiện tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của HTX và có ruộng rau liền khoảnh với ruộng HTX.
Cái khác của Anh Đào so với các HTX trồng rau khác ở TP.HCM và một số tỉnh thành khác là lãnh đạo và nòng cốt của HTX đều là các xã viên có diện tích trồng rau lớn và chuyên nghiệp từ nhiều năm nay, trong lúc đó ở các nơi khác thì cán bộ HTX được bố trí và phong thái làm việc giống như quan chức. Chính vì không kiếm được người tâm huyết, gắn quyền lợi mình với quyền lợi HTX mà kế hoạch SX rau sạch tại TP.HCM, địa phương có chương trình SX rau sạch sớm nhất nước (từ 2002) đang có nguy cơ chết yểu. Từ năm 2005 đến nay TP.HCM đã có 6 HTX và 1 liên tổ được thành lập nhưng đã có 1 HTX giải thể, 1 HTX SX cầm chừng, còn lại đang đều “tần ngần”. Nguyên nhân đều được nhìn nhận là do đầu ra bị hạn chế, hợp đồng tiêu thụ chỉ ký được 5-10% so với công suất, do giá thành rau GAP cao thị trường không chấp nhận…
Khác với các HTX khác, HTX Thỏ Việt có hơn 80 ha đất nhưng chỉ đưa vào sản xuất được 10 ha. Tại các hội nghị, Chủ nhiệm HTX luôn kêu - Nhân công có, cơ sở có sẵn, cái thiếu duy nhất là... đơn đặt hàng. Thế nhưng tìm hiểu được biết HTX này mới được thành lập năm 2008, các năm trước lỗ nhưng năm 2010 đã không còn lỗ nữa. Làm nông nghiệp không thể “đại nhảy vọt” được như bất động sản, chứng khoán. Đấy cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho việc triển khai VietGAP trên rau khó khăn.
(Theo Nongnghiep.vn)