Chính phủ Việt Nam chủ trương tiếptục tăng cường hợp tác với tất cả quốc gia, các cơ chế và tổ chức chuyên môncủa Liên hợp quốc có liên quan đến quyền con người.
Nhà nước Việt Nam luôn xác định việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền vàtự do cơ bản của con người là nguyên tắc cơ bản của mọi chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời là sự hiện thực hóa các cam kết đốivới các khuôn khổ pháp lý và thể chế quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Mặc dùbị ảnh hưởng mạnh bởi khủng khoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nhưng Việt Namvẫn đạt một số kết quả đáng ghi nhận về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩmô và đảm bảo an sinh xã hội. Mỗi năm Việt Nam tạo thêm hơn 1 triệu việc làm;giáo dục, y tế và an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo tốt hơn.
Việt Nam xác định chăm sóc sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu
Đảm bảo an sinh xã hội
Theo báo cáo quốc gia về thực hiện quyền con người theo cơ chế rà soát định kỳphổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, những tiến bộ trong việc đảmbảo an sinh xã hội được thể hiện rõ qua việc xây dựng và thực hiện tốt cácchính sách bảo hiểm, góp phần giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống cho ngườidân. Việt Nam đã thiết kế các nhóm chính sách ngày càng đồng bộ hơn về pháttriển thị trường lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểmxã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, giảm nghèo và hỗ trợngười dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Năm 2011 đã có trên 10,2 triệungười tham gia bảo hiểm xã hội dưới các hình thức bắt buộc và tự nguyện; 52,4triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 63% dân số cả nước; 8,1% triệu ngườitham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tính riêng năm 2012, cả nước có 432.356 ngườiđược hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.
Đối với những nhóm xã hội cần sự trợ giúp như người nghèo hoặc cận nghèo, ngườidân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, trong giai đoạn 2011- 2012, Nhà nước đãchi 22.303 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) để hỗ trợ mua bảo hiểm y tế. Nhờ đó, tronghai năm qua, 29 triệu lượt người nghèo, người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảohiểm y tế miễn phí, người dân thuộc diện cận nghèo tham gia mua bảo hiểm y tếđược hỗ trợ bằng 70% mệnh giá. Nhà nước cũng chi 11.844 tỷ đồng (trên 500 triệuUSD) để thực hiện chính sách giảm nghèo trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nhưmiễn giảm học phí cho con hộ nghèo, hộ chính sách, trợ cấp học bổng, hỗ trợtiền ăn trưa cho trẻ đến 5 tuổi. Nhờ đó, trong giai đoạn 2011- 2012, đã có trên4 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, hỗ trợ điều kiện học tập vàtrợ cấp tiền ăn, góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và tăng tỷ lệ trẻ em đếntrường đúng độ tuổi.
Chú trọng củng cố chính sách, pháp luật về lao động việc làm
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến quý IV/2012 có 52,79triệu người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên), đem lại lợi thế lớn vềnguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội, song cũng tạo nên sức ép lớnvề nhu cầu việc làm mỗi năm. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuậtchiếm khoảng 46%, trong đó lao động đã qua đào tạo nghề là 33,5%, bước đầu đápứng nhu cầu của thị trường lao động.
Để phát triển thị trường lao động và tạo việc làm, Nhà nước chú trọng củng cốhệ thống chính sách, pháp luật về lao động và nâng cao hiệu quả các biện pháptriển khai trên thực tế. Việc sửa đổi Bộ luật Lao động (có hiệu lực từ ngày1-5-2013) và ban hành Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (có hiệu lực từ năm 2009)là những bước phát triển mới về hoàn thiện khung chính sách trong lĩnh vực này.Bên cạnh đó, các chương trình phát triển thị trường lao động chủ động, nhất làcác biện pháp kết nối cung – cầu lao động được cải thiện. Nhờ đó, các kênh giaodịch trên thị trường lao động ngày càng đa dạng, trong đó mạng lưới cơ sở dịchvụ việc làm đã phát triển với hai loại hình Trung tâm giới thiệu việc làm Nhànước (130 trung tâm) và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm tư nhân (trên 100doanh nghiệp). Trung tâm dự báo và thông tin về thị trường lao động bước đầuhình thành và vận hành tốt. Quỹ Quốc gia về việc làm đã góp phần tạo việc làmcho khoảng 160.000 lao động, tạo điều kiện cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương(lao động khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi mục đíchsử dụng đất nông nghiệp) có cơ hội vay vốn phát triển kinh doanh.
Các chương trình phát triển thị trường lao động chủ động đã hỗ trợ người dân cóviệc làm và tăng thu nhập. Tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước giảm rõ rệt từ2,9%/năm 2009 xuống còn 1,99% năm 2012. Riêng năm 2012, đã tạo thêm 1,52 triệuviệc làm, trong đó 80 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 tăng gấp 3,5 lần so vớinăm 2000.
Nhiều tiến bộ trong chăm sóc y tế, giáo dục
Việt Nam xác định chăm sóc sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu trong cácchiến lược phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia và đã đạt được nhiều tiếnbộ trong lĩnh vực này. Hiện nay, năng lực của hệ thống các cơ sở y tế được củngcố và phát triển. 100% số xã có trạm y tế, 74% số xã có bác sỹ. Tính đến năm2012, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 68%. Việt Nam đã giảmđáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sở sinh; 23/1000 ca năm 2012, giảm 2/3 so với năm1990. Việt Nam đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trong phòng, chốngvà kiểm soát bệnh sốt rét. Công tác kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS cũng cónhững tiến bộ trong việc xác định các ca nhiễm bệnh và cung cấp phác đồ điềutrị kịp thời.
Giáo dục và đào tạo cũng đã có những chuyển biến tích cực. Việt Nam đã hoànthành phổ cập giáo dục tiểu học, đang tiến tới hoàn thành phổ cập giáo dục trunghọc cơ sở. Năm 2012, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi bậc tiểu học là 97,7% và bậctrung học cơ sở là 87,2%. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, các chỉ sốphát triển về cơ sở vật chất được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tậpngày càng tăng của người dân ở các lứa tuổi, vùng miền. Chất lượng đào tạo từngbước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực qua đào tạo phục vụ phát triển kinh tế.Chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo đã đạt một số kết quả thể hiện ở việchuy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường, bổsung kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau.
Với mục đích tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực phục vụ choviệc bảo đảm tốt hơn các quyền con người, Chính phủ Việt Nam chủ trương tiếptục tăng cường hợp tác với tất cả quốc gia, các cơ chế và tổ chức chuyên môncủa Liên hợp quốc có liên quan đến quyền con người; tham gia tích cực và cótrách nhiệm vào công việc của Hội đồng Nhân quyền, thực hiện nghiêm túc cácnghĩa vụ đối với các Công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo TTXVN