Những thói quen xấu trong sinh hoạt hoặc tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể dẫn tới tình trạng ngủ đủ giấc nhưng vẫn uể oải khi thức dậy.
Vì sao ngủ đủ giấc nhưng vẫn uể oải?
Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi đêm nhưng khi thức dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, nặng đầu, thậm chí không muốn rời khỏi giường. Tình trạng này đang ngày càng phổ biến, không chỉ ở người lớn tuổi mà còn ở nhiều người trẻ.
Những thói quen xấu trong sinh hoạt hoặc tình trạng sức khỏe tiềm ẩn sau đây có thể dẫn tới tình trạng ngủ đủ giấc nhưng vẫn uể oải khi thức dậy:
- Ngủ không đúng giờ, ngủ quá nhiều hoặc quá ít:
Ngủ muộn và dậy muộn khiến đồng hồ sinh học bị đảo lộn, làm cơ thể không thể phục hồi năng lượng đúng cách. Ngoài ra, ngủ quá nhiều (hơn 9 tiếng) cũng khiến cơ thể rơi vào trạng thái trì trệ.
- Chất lượng giấc ngủ kém:
Thức dậy nhiều lần trong đêm hoặc ngủ trong không gian ồn ào, quá sáng hay quá nóng, quá lạnh có thể làm giấc ngủ bị gián đoạn.
- Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ:
Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính làm giảm hormone melatonin - hormone giúp ngủ ngon hơn.
- Ăn uống không đúng giờ:
Ăn quá no hoặc dùng cà phê, rượu bia trước khi ngủ khiến cơ thể phải "bận rộn" tiêu hóa thay vì nghỉ ngơi.
- Ít vận động, lười tập thể dục:
Khi bạn ít vận động, tuần hoàn máu kém, cơ bắp không được "kích hoạt", dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài.
- Chứng ngưng thở khi ngủ:
Người uể oải sau khi thức dậy có thể do mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là tình trạng ngưng thở tạm thời trong lúc ngủ, khiến não và cơ thể thiếu oxy. Kết quả là sáng dậy, bạn cảm thấy đau đầu và kiệt sức.
- Thiếu máu, thiếu sắt:
Thiếu máu hoặc thiếu sắt cũng khiến cơ thể không đủ oxy để nuôi dưỡng các cơ quan, gây ra cảm giác mệt mỏi kéo dài.
- Suy giáp, stress hoặc bệnh mạn tính:
Thêm nữa, các vấn đề như suy giáp (thiếu hormone tuyến giáp), cùng các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao hoặc tim mạch cũng thường gây ngủ không ngon và hay cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
Cuộc sống áp lực, làm việc quá sức, học tập căng thẳng đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tinh thần.
- Rối loạn dinh dưỡng:
Rối loạn dinh dưỡng cũng là một trong các nguyên nhân, khi ăn uống thiếu chất, đặc biệt là thiếu sắt, vitamin D, B12 sẽ làm cơ thể suy nhược và giảm sức bền.
Tác hại của tình trạng uể oải, đặc biệt ở người cao tuổi
Việc thường xuyên mệt mỏi, thiếu tỉnh táo do chất lượng giấc ngủ kém có thể gây các tác hại khôn lường, nhất là ở người cao tuổi.
- Nguy cơ té ngã:
Ở người cao tuổi, cảm giác uể oải, chóng mặt buổi sáng dễ khiến họ mất thăng bằng và té ngã, gây chấn thương nghiêm trọng như gãy xương.
- Suy giảm trí nhớ:
Chất lượng giấc ngủ kém khiến người cao tuổi tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
- Tăng nguy cơ bệnh tim mạch:
Mệt mỏi kéo dài, kèm theo chất lượng giấc ngủ kém có thể dẫn đến tăng huyết áp và đột quỵ.
- Cơ thể suy nhược, giảm miễn dịch:
Khi chất lượng giấc ngủ kém, người cao tuổi dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch suy giảm.
Làm thế nào để thức dậy khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng?
- Thiết lập thói quen ngủ lành mạnh:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý:
- Tập thể dục và thư giãn trước khi ngủ:
- Tạo thói quen lành mạnh buổi sáng: