Vì sao Mỹ có các hành động quân sự dồn dập "áp sát" Trung Quốc?

10/07/2010 07:14

Chỉtrong vài tháng gần đây, Mỹ liên tục tập trận với các đối tác trong khuvực châu Á-Thái Bình Dương, nhất là những nước nằm gần Trung Quốc; cũngnhư tăng cường tàu chiến, máy bay áp sát nước này.

Hồi đầu năm, Nhà Trắng đồng ý bán 6,4 tỷ USD hàng loạt máy bay trựcthăng chiến đấu Black Hawk, chiến đấu cơ hiện đại F-16, nhiều hệ thốngvũ khí hiện đại khác; cũng như cân nhắc giúp Đài Bắc thiết kế, sản xuấttàu ngầm tân tiến... để thu hẹp khoảng cách với Bắc Kinh.

Mỹ tăng cường vũ trang cho đồng minh. Ảnh minh họa.

Tới ngày 5-7, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức bãi bỏlệnh cấm vận buôn bán vũ khí cho Indonesia, quốc gia đang muốn mua máybay chiến đấu F-16 và máy bay vận tải C-130H Hercules.

Ngày 21-5, Mỹ thông báo triển khai tới căn cứ không quân Andersen, Guamvà căn cứ không quân Kadena, Nhật Bản 24 siêu chiến đấu cơ F-22Raptor, máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 5 “đáng sợ” nhất thếgiới”, có thể tàng hình, tấn công mặt đất và tác chiến trên không, cũngnhư thu thập thông tin tình báo và tác chiến điện tử. Việc này càngđáng chú ý hơn khi đây mới là lần đầu tiên F-22 được triển khai tới TâyThái Bình Dương, gần Trung Quốc.

F-22 chỉ thực hiện những nhiệm vụ quan trọng.

Ngoài việc tăng cường vũ trang cho đồng minh lẫn cácnước không phải đồng minh gần Trung Quốc, Mỹ liên tục tập trận với cácquốc gia trong khu vực.

Ngày 6-7, Mỹ cùng Singapore diễn tập quân sự trênbiển, mang tên CARAT 2010, với sự tham gia của 1.400 binh sĩ của cả hainước, tập trung vào việc tăng cường khả năng chiến đấu trên biển. Sớmhơn nữa, Mỹ tập trận với Indonesia, Thái Lan, Philippines, Bangladesh,Nepal, Brunei…, nhằm thúc đẩy hợp tác và tăng cường năng lực của quânđội các nước.

Mỹ liên tục tập trận gần Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Không chỉ gián tiếp khống chế Trung Quốc, Mỹ còn trực tiếp răn đe "con rồng châu Á". BBC đưatin, trong lúc Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Đông Hải, vào ngày6-7, Mỹ điều ba tàu ngầm thuộc loại lớn nhất trong Hạm đội 7 tớicác cảng ở châu Á – Thái Bình Dương. Đó là các tàu USS Michiganđược điều tới Pusan của Hàn Quốc, tàu USS Ohio tới vịnh Subiccủa Philippines và tàu USS Florida tới Diego Garcia ở Ấn Độ Dương.Ba tàu này mang tổng số 462 tên lửa Tomahawk chuyên tấn công các mụctiêu trên mặt đất. Một quan chức quốc phòng lâu năm ở châu Áđược trích lời nói: "Đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang kiênquyết duy trì vị thế thống lĩnh về quân sự ở khu vực”.

Và nếu Mỹ tập trận với Hàn Quốc trên Hoàng Hải trongthời gian tới, đó sẽ là lời cảnh báo mạnh nhất của Washington bởi thamgia cuộc tập trận sẽ có tàu sân bay USS George Washington cùng nhiềutàu chiến hiện đại khác.

Nhànghiên cứu Shi Yinhong tại ĐH Nhân Dân Bắc Kinh nhận định: "Việc mộtcường quốc điều tàu sân bay tới gần cường quốc khác là chuyện rất hiếm".

Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi Mỹ lần đầu tiên từnăm 1976 điều tàu sân bay USS Nimitz tới eo biển Đài Loan vào tháng12-1995, nhưng đó là khi Bắc Kinh bắn thử tên lửa về phía Đài Loan.Do đó, lần này Mỹ thực sự lo ngại an ninh khu vực như năm 1995 nên mớilại triển khai hàng không mẫu hạm tới đây để tham gia tập luyện cùngHàn Quốc.

Nếu tàu sân bay tới Hoàng Hải, đó sẽ là bằng chứng cho thấy có "sóng ở đáy biển" gần Trung Quốc. 

Giải thích cho những hành động quân sự dồn dập, lộliễu như trên của Mỹ, các nhà nghiên cứu chính trị đưa ra nhiều nhậnđịnh khác nhau. Theo một số nhà phân tích, đây là dấu hiệu cho thấyMỹ đang kiên quyết duy trì vị thế thống lĩnh về quân sự ở châuÁ. Mỹ muốn cảnh cáo Bắc Kinh và trấn an các nước khác trong khuvực, kể cả đồng minh lẫn không đồng minh của Mỹ, trước việc TrungQuốc tăng cường sức mạnh quân sự, nhất là hải quân.

Theomột nguồn tin của hãng Kyodo, chi phí quân sự thực tế của Trung Quốcnăm 2010 cao gấp 1,5 lần so với công bố chính thức của nước này (khoảng80 tỷ USD), chiếm khoảng 2,5%  GDP. “Đáng ngại” hơn nữa là dự kiến, consố này sẽ tăng gấp hai trong những năm sau năm 2010 và tăng gấp ba saunăm 2020.

Còn theo BBC, Mỹ lo ngại nên tăng cường sựhiện diện, liên tục chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc tạiĐông Hải và Nam Hải. Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ làĐô đốc Partick Walsh tuyên bố, các hoạt động của hải quân TrungQuốc "gây quan ngại cho tất cả các bên hiện có mặt ở TháiBình Dương".

Đô đốc Walsh cho rằng các chuyến bay trực thăngcủa hải quân Trung Quốc lại gần tàu chiến của Nhật Bản ởĐông Hải và Tây Thái Bình Dương hồi tháng 4 là "vô tráchnhiệm". Ông cũng bày tỏ quan ngại về thái độ ngày càng hunghăng của Trung Quốc tại biển Đông.

Về việc cho rằng Trung Quốc bắt đầu mô tả biểnĐông như một trong các "mối quan tâm chủ đạo" bên cạnh Đài Loanvà Tây Tạng, Đô đốc Walsh khẳng định: "Đây là vấn đề khiếnchúng tôi hết sức quan ngại". 

Lựclượng làm Mỹ cũng như nhiều nước lo ngại nhất chính là hải quân TrungQuốc bởi nước này đã và đang đầu tư mạnh cho hải quân. Tới nay, BắcKinh có tới 75 tàu chiến loại lớn, 62 tàu ngầm, trong đó là 10 tàu chạybằng năng lượng hạt nhân và ba chiếc được trang bị tên lửa đạn đạo tầmxa.

Chưa dừng lại, Trung Quốc còn liên tục củngcố quan hệ hải quân với những quốc gia châu Á – Thái Bình Dương nhưMyanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives, Seychelles, Mauritius vàMadagascar, cũng như đóng tàu sân bay...khiến nhiều nước lo ngại.

Về kinh tế, Trung Quốc tiếp tục khiến thế giới "choáng váng" khi kinhtế tiếp tục phát triển "thần kỳ". Năm nay, họ nhiều khả năng đạt mứctăng trưởng 10%, tiếp tục là chủ nợ lớn nhất của Mỹ...


(Theo Đất Việt)
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Vì sao Mỹ có các hành động quân sự dồn dập "áp sát" Trung Quốc?