Các nha sỹ luôn khuyến cáo dùng chỉ nha khoa thay cho tăm; bạn có biết vì sao không nên dùng tăm xỉa răng như cách "truyền thống" nhiều đời nay?
Đối với nhiều người, xỉa răng bằng tăm sau khi ăn là thói quen được duy trì từ lâu và rất khó bỏ bởi với họ, đó là cách vệ sinh răng miệng giúp loại bỏ thức ăn thừa. Trong khi đó, các nha sỹ lại luôn nhắc đi nhắc lại khuyến cáo thay thế nó bằng chỉ nha khoa.
Hiểu được vì sao không nên dùng tăm xỉa răng, bạn chắc chắn sẽ từ bỏ cách làm sạch răng miệng này.
Câu trả lời là, việc dùng tăm xỉa răng sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tai hại cho sức khỏe răng miệng, cụ thể như sau.
Làm mòn răng và men răng
Khi dùng tăm, chúng ta thường chọc đầu tăm vào các kẽ răng để lấy thức ăn thừa, hành động này vô tình làm mòn răng và ảnh hưởng tới men răng.
Làm thưa răng
Nếu bạn xỉa răng bằng tăm trong một thời gian dài và trên cùng một vị trí, ngoài việc làm mòn răng, bạn còn khiến răng bị thưa, tạo ra lỗ hổng lớn giữa các chân răng. Nhờ thế, cặn thức ăn càng có cơ hội mắc kẹt ở răng dễ dàng hơn. Đó là lý do vì sao không nên dùng tăm xỉa răng.
Tổn hại tới nướu và chân răng
Nếu thường xuyên sử dụng tăm, chân răng của bạn có thể bị chảy máu do tăm tác động tới nướu. Chân răng sẽ yếu dần, gây đau nhức, ê buốt rất khó chịu.
Nếu thường xuyên bị chảy máu chân răng, nướu và chân răng sẽ yếu hơn và dễ bị tổn thương bởi mọi tác động từ bên ngoài như ăn uống, đánh răng... Điều này sẽ gây viêm nhiễm, không chỉ sức khoẻ răng lợi bị ảnh hưởng mà còn gây mất thấm mỹ, ăn uống không ngon miệng, đau nhức...
Gây tụt nướu, tụt lợi
Việc dùng tăm tác động vào răng lợi không chỉ gây viêm nhiễm mà còn gây mòn cổ chân răng, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng lợi bị tụt xuống. Đó cũng là một lý do vì sao không nên dùng tăm xỉa răng.
Phá huỷ miếng dán
Theo chia sẻ của bác sỹ Thu Vân với báo Sức khoẻ & Đời sống, việc dùng tăm xỉa răng thường xuyên có thể phá huỷ các miếng dán nhân tạo bảo vệ răng sâu.
Gây hôi miệng
Tăm không thể loại bỏ được hết các mảng bám thức ăn trong kẽ răng. Khi răng miệng không được vệ sinh đúng cách, bạn sẽ dễ bị hôi miệng.
Ngoài việc dùng tăm xỉa răng, một số thói quen sau cũng ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ răng miệng:
Dùng bàn chải quá cứng
Đánh răng quá kỹ, chà xát mạnh
Sử dụng chất kích thích, đồ uống có gas
Sử dụng nước súc miệng tuỳ ý
Chỉ đến nha sỹ khi bị sâu răng, đau răng
Nếu thức ăn vướng vào răng, thay vì xỉa răng bằng tăm, chúng ta nên tham khảo một số cách làm dưới dây:
Súc miệng bằng nước sạch hoặc nước súc miêng chuyên dụng
Đánh răng: Dùng bàn chải ép vào kẽ răng rồi cọ liên tục vào chỗ mắc răng
Dùng chỉ nha khoa.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ngày: Đánh răng buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ là biện pháp chăm sóc sức khoẻ răng miệng cơ bản và quan trọng nhất. Nên thay bàn chải đánh răng 2-3 tháng/lần, lựa chọn các loại bàn chải lông mềm
Đánh răng đúng cách
Vệ sinh lưỡi
Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride
Súc miệng hoặc sử dụng tăm nước sau khi ăn để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng
Không hút thuốc lá
Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Nên đi kiểm tra răng miệng 2 lần/năm.
Theo VTC