Nhiều gia đình ở các vùng nông thôn tại Hải Dương vẫn duy trì tục đụng lợn Tết. Cứ đến ngày 28, 29 tháng Chạp, anh em họ hàng hoặc bà con xóm giềng lại rủ nhau mổ lợn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi.
Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên Báo Hải Dương ghi nhận trong những ngày áp Tết Quý Mão 2023:
Tết năm nay, ông Nguyễn Văn Tuyến ở xã Lê Hồng (Thanh Miện) rủ mấy anh em trong họ đụng con lợn nặng hơn 60 kg. Đây là phong tục truyền thống được gia đình ông duy trì từ nhiều năm nay. Tiếng kêu eng éc của chú lợn tạo không khí sôi động cả một góc xóm và báo hiệu Tết đã đến
Lợn ăn đụng dịp Tết thường được nuôi bằng cám gạo nấu với bèo, dây khoai lang nên thịt thơm ngon hơn lợn nuôi công nghiệp
Ông Phạm Văn Toản (áo xanh) ở xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ) hò mấy anh em trong gia đình đụng con lợn nặng tới 136 kg. Theo ông Toản, 6 tháng qua, con lợn này được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên thịt chắc, thơm ngon
Gia đình ông Lê Thạc Tuấn ở xã Đoàn Thượng (Gia Lộc) và mấy anh em lại mua một con lợn mán ở Hoà Bình nặng 25 kg về làm cơm tất niên. Ông Tuấn cho biết thịt lợn mua ngoài chợ không thiếu nhưng Tết thì phải đụng lợn mới vui
Với những con lợn to sau khi thịt sẽ chia đều các phần cho các gia đình
Lòng lợn là món ăn khoái khẩu, không thể bỏ qua khi các gia đình tổ chức đụng lợn
Phần thịt thường được các gia đình xay giò, dự trữ ăn dần trong ngày Tết hoặc chế biến thành các món nem, giò xào...
Các gia đình tổ chức đụng lợn ăn Tết vừa có thực phẩm sạch, vừa tăng tình đoàn kết trong gia đình, xóm giềng
TIẾN MẠNH