Văn hóa giao thông: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

16/09/2010 14:05

Chưađủ tuổi điều khiển xe máy, không có bằng lái xe, vượt đèn đỏ, lạng láchđánh võng… các lỗi vi phạm đó dường như “hội tụ” đủ trong những cô cậuhọc sinh áo trắng đang hàng ngày đến trường.

Tìnhtrạng học sinh vô tư "kẹp" quá số người vi phạm luật giao thông
 vẫndiễn ra hàng ngày


Dù vẫn đang trong tháng cao điểm an toàn giao thôngvới chủ đề “Văn hóa giao thông vì sự an toàn của thanh, thiếu nhi vàcộng đồng" nhưng vẫn có rất nhiều học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đếntrường với những hình ảnh phản cảm như "kẹp ba", không đội mũ bảo hiểmđang gây nhức nhối trong dư luận.

Không đội mũ bảo hiểm vì… hỏng kiểu tóc

7 giờ sáng 13-9, có mặt trước cửa cổng trường Việt Đức, theo ghi nhậncủa phóng viên, có hàng chục học sinh trong đồng phục học sinh “lượn”xe máy đến trường. Ngồi trên những chiếc xe máy với đủ kiểu dáng, nhãnhiệu đắt tiền là các cậu “ấm”, cô “chiêu” với tóc tai được nhuộm xanhnhuộm vàng.

Những chiếc xe này được đẩy vào trong những con ngõ nơi rất nhiều nhữnggia đình có dịch vụ trông giữ xe máy, xe đạp. Sau khi gửi xe vào nhữngđiểm trông giữ, họ ung dung đi bộ vào lớp.

Tại một bãi gửi xe trên đường Lý Thường Kiệt gần cổng trường Việt Đức,một học sinh trường cho biết: “Địa điểm gửi xe phải không quá xa vì nhưvậy đi bộ sẽ mỏi nhưng cũng không được quá gần để tránh bị thầy cô giáonhìn thấy.”


Ngay gần đó, tại trường Trung học phổ thông Trần Phú, Hà Nội, ba nữsinh trên tay áo còn ghi rõ phù hiệu trường, nữ quái xế đầu trần nhanhnhảu nổ xe rồi lao vút vào dòng người đang tham gia giao thông.

Khi được hỏi làm sao để cảnh sát giao thông không "bắt" thì một họcsinh hồn nhiên nói: “Chịu khó đi luồn lách một chút. Đến ngã ba, ngã tưthì hòa lẫn vào giữa dòng người đông đúc, cảnh sát giao thông không thểxử lý kịp.”

 Dạo qua các bãi gửi xe củamột số trường trung học phổ thông lớn ở Hà Nội khi vào giờ tan trườngrất nhiều học sinh đến lấy xe máy. Học sinh thoải mái dắt xe ra đường,vô tư đứng nói chuyện, cười đùa rồi lên xe phóng đi hàng đôi, hàng bagiữa các phương tiện đang tham gia lưu thông trên đường.


Không chỉ đi xe máy đến trường, việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi và điềukhiển xe máy đối với học sinh cũng được coi là “của hiếm.” Có nhiều lýdo dẫn đến việc không đội mũ bảo hiểm như nóng, khó chịu, xấu hay thậmchí là làm hỏng kiểu... tóc mới.

Bên cạnh đó, không chỉ có học sinh, ngay cả phụ huynh và người tham giagiao thông cũng rất kém ý thức, luôn luôn ứng phó linh hoạt với mọitình huống như đứng đón con tràn lề đường, tắc đường thì cứ cố len lênvỉa hè, đi ngược đường...khiến đã tắc càng thêm tắc.

Nuông chiều con dẫn đến tai họa

Điều đáng chú ý là mặc dù mức phạt theo quy định mới khá nặng và nghiêmkhắc, tuy nhiên trên thực tế tình trạng vi phạm vẫn có chiều hướng giatăng.

Trung tá Nguyễn Văn Tài, Đội cảnh sát giao thông số 3 cho hay, ý thứccủa người tham gia giao thông vẫn chưa có những chuyển biến mạnh. Mộtsố thanh thiếu niên khi tham gia giao thông không chỉ thiếu ý thức chấphành luật mà còn có những hành vi phản ứng, chống đối gây khó khăn cholực lượng làm nhiệm vụ.

Theo Giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông dânlập Lương Thế Vinh (Hà Nội), trong những năm học vừa qua, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo đã đưa nội dung "cấm học sinh đi xe máy đến trường" vào nộiquy của nhà trường và quyết liệt trong công tác xử lý học sinh vi phạmLuật Giao thông. Tuy nhiên hoạt động này vẫn mang tính phong trào thôngqua các buổi học ngoại khóa và họp đoàn thể chưa mang tính sâu rộng.


Ông Cương chia sẻ: “Đầu năm học mới, để hưởng ứng Tháng an toàn giaothông 2010, các bậc phụ huynh hãy làm gương cho con, chấp hành quy địnhcủa Luật Giao thông, cùng nhà trường và chính quyền địa phương phối hợpgiáo dục, xử lý nghiêm học sinh vi phạm để bảo vệ tính mạng của các em,góp phần vào việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông.”

Mặc dù đưa ra nhiều biện pháp như cảnh sát giao thông mặc thường phụcđể phát hiện học sinh đi xe máy, xử lý kỷ luật học sinh vi phạm… nhưngkết quả chưa được như mong muốn.

Nhìn nhận về vấn đề này, chuyên viên Nguyễn Minh Đức, Viện Khoa họcGiáo dục Việt Nam cho rằng, chính sự nuông chiều của nhiều gia đình khimua xe máy, đặc biệt xe phân khối lớn cho con đã vô tình đẩy con đếnvới tai họa.  

"Cơ quan chức năng xử phạt các lỗi vi phạm trật tự an toàn giao thôngcòn chưa nghiêm, chưa thông báo kịp thời tới nhà trường cũng như phụhuynh nên hiệu quả của việc xử lý chưa cao. Hơn nữa, cha mẹ không quảnlý hoặc chiều chuộng quá mức để các em sử dụng xe máy khi chưa đủ điềukiện,” ông Đức giải thích về việc "xế" học trò gia tăng.


Ông Đức cho rằng bản chất người Việt Nam rất hiền lành nhưng lại thườngxảy ra xung đột với nhau khi tham gia giao thông. Đó là vì người takhông thể kiên nhẫn hơn nữa, phải buộc lòng leo lên vỉa hè khi tắcđường, kẹt xe. Ông nói: “Lỗi là do chúng ta không dự báo được trong vấnđề quản lý đô thị, là do chúng ta giáo dục ý thức chấp hành pháp luậtgiao thông chưa nghiêm”.

Muốn có văn hoá trong giao thông thì trước hết, người tham gia giaothông, dù trực tiếp hay gián tiếp phải có ý thức tôn trọng và chấp hànhpháp luật về giao thông. Bởi, ý thức là sản phẩm của giáo dục. Muốn cóý thức phải giáo dục, nên bắt đầu từ giới trẻ, phối hợp đồng bộ giữanhà trường, gia đình và cá nhân mỗi người tự cảm thấy "ngượng" khi viphạm luật. Giáo dục bao gồm tuyên truyền vận động, khuyến khích và khenthưởng người thực hiện tốt, xử phạt nghiêm minh với mọi hành vi viphạm…


"Chỉ khi nào xây dựng và tạo lập được văn hóa giao thông trong ý thứccủa mỗi người dân và cả cộng đồng thì mới có thể tạo ra được sự chuyểnbiến mạnh về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt tại các đô thị lớn,"ông Đức khẳng định.

(Theo TTXVN)

(0) Bình luận
Văn hóa giao thông: Cần sự vào cuộc của cả xã hội