Phiênhọp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, chuẩn bị nhiều nội dungquan trọng cho Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Chiều 23-9, phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc khóa XIII đã bế mạc.
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, phiênhọp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, chuẩn bị nhiều nội dungquan trọng cho Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.
Nêu lên những nội dung quan trọng sẽ được bàn bạc, quyết định tại Kỳ họp thứ 6,Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các đơn vị hữu quan cần phối hợp chặt chẽ, hoànthiện các tờ trình, báo cáo trình Quốc hội, chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng cho Kỳhọp tới. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị Quốc hội quan tâm tớicông tác chuẩn bị, tổ chức Đại hội đồng liên minh nghị viện thế giớilần thứ 132 (IPU-132) tại Việt Nam.
Trước đó, đầu phiên họp chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận cho ýkiến lần đầu vào dự án Luật Xây dựng (sửa đổi).
Tờ trình về dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh ĐìnhDũng trình bày đã nêu rõ về sự cần thiết ban hành Luật Xây dựng (sửa đổi), trongđó nhấn mạnh quy định của Luật Xây dựng (2003) chưa phân định rõ trách nhiệm củachủ đầu tư trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn khác nhau để đầu tư xây dựng;quá trình đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư xây dựng được thể hiện trong các quyđịnh về phân cấp quyết định đầu tư, phân quyền đối với chủ đầu tư chưa phù hợpvới năng lực quản lý và thiếu các cơ chế kiểm tra, giám sát cần thiết.
Theo Bộ trưởng, vai trò của cơ quan chuyên môn về xây dựng chưa được cụ thể hóatrong các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng từ khâu khảo sát,thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu và bàn giao, bảo hành, bảo trì côngtrình vào xây dựng; nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định củaLuật Xây dựng chưa được phân định rõ theo loại nguồn vốn sử dụng cũng như cònthiếu các quy định cụ thể để bảo đảm tính đúng, tính đủ chi phí theo từng côngtrình, phù hợp với yêu cầu khách quan của thị trường...
Luật Xây dựng (sửa đổi) quy định các quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tưxây dựng công trình và hoạt động đầu tư xây dựng. Luật áp dụng đối với tổ chức,cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trênlãnh thổ Việt Nam. Dự thảo gồm 10 chương 150 Điều.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng Luật Xây dựng (sửa đổi) phảinâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong hoạtđộng đầu tư xây dựng, bảo đảm sự quản lý toàn diện, xuyên suốt đối với toàn bộquá trình đầu tư xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện dự án và hoànthành xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng; tạo điều kiện và tiền đề đểtừng bước phát triển và hoàn thiện thị trường xây dựng trong nước gắn với quátrình đổi mới, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựngViệt Nam.
Ban soạn thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) đã tổng kết, đánh giá tình hình thi hànhpháp luật về xây dựng giai đoạn 2003-2012; tổ chức khảo sát thực trạng áp dụngcác quy định pháp luật về xây dựng tại một số địa phương và doanh nghiệp đạidiện cho các vùng, địa phương trong nước; tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinhnghiệm về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của một số nước như Nga, Trung Quốc,Hàn Quốc, Nhật Bản... qua đó rút ra những nội dung cần thiết có thể vận dụngtrong soạn thảo Luật Xây dựng (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu câu chuyện lãng phí,kém hiệu quả có liên quan tới đầu tư xây dựng cơ bản và đề nghị dự án Luật Xâydựng (sửa đổi) cần phải đảm bảo yếu tố hiệu quả trong việc quy hoạch các côngtrình.
Đánh giá hiện nay việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng còn quá dễ dàng, đại biểucho rằng nguyên tắc của điều chỉnh quy hoạch cần được quy định hợp lý trong dựán Luật. Theo Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển, quy hoạch xây dựng phải gắn với chế tàichặt chẽ; khi điều chỉnh phải có căn cứ khoa học.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng đề cập tới nội dunglàm thế nào để đưa trật tự xây dựng vào nền nếp, đặc biệt trong việc cấp phépxây dựng. Dự án Luật cần làm rõ nội dung này để hạn chế các công trình không đảmbảo an toàn, đại biểu đề xuất.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đánh giá phạm vi điều chỉnh của dự ánLuật Xây dựng (sửa đổi) rộng, trong đó có nhiều nội dung dành cho Nghị định,Thông tư hướng dẫn thi hành. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo rà soát để cố gắngquy định ngay trong dự án Luật, hạn chế quy định trong các văn bản dưới Luật.
Nhiều ý kiến nhận xét một số nội dung của dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) có liênquan tới nhiều Luật khác nên cần có sự rà soát, tạo sự thống nhất giữa các vănbản pháp luật. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị dự án Luật Xây dựng(sửa đổi) cần có quy định về sự tham gia giám sát của người dân trong hoạt độngđầu tư xây dựng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề cập tới vấn đề bảo hành, bảo trì côngtrình xây dựng và nhấn mạnh đây là nội dung người dân đặc biệt quan tâm. Phó Chủtịch Quốc hội đề nghị dự án Luật cần quy định cụ thể và rõ hơn, hiện trong dự ánLuật nội dung này vẫn còn chung chung.
Kết luận phiên thảo luận nội dung Luật Xây dựng (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ Ban soạn thảo cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh vàsự liên quan giữa dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) với các dự án khác.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) trêncơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, rà soát lại các nộidung để hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 tới.
Quỳnh Hoa (TTXVN)