Tung Kuang xuất hiện: Nỗi đau của xóm ven sông

19/04/2010 06:42

“Chúng tôi đang sống yên bình là thế. Vậy mà, từ năm 2003, khi Tung Kuang xuất hiện, cuộc sống bắt đầu đảo lộn hoàn toàn". Đó là tâm sự chung của nhiều người dân ở xóm ven sông, thôn Phúc Cầu.

Hàng nghìn đêm không ngủ

Thấybóng các nhà báo đi lại để tìm hiểu sự việc trong thôn, nhiều người dânđã kéo ra. Không cần giới thiệu họ tên, không cần hỏi báo nào, đài nào,mỗi người một câu, họ tuôn ra hàng tràng những bức xúc dồn nén suốtnhiều năm qua.

Từkhi nhà máy Tung Kuang đi vào hoạt động (2002 - PV), cuộc sống yên bìnhcủa những người nông dân thuần chất bên cái xóm ven sông này bỗng trởnên náo động. Đêm đêm, tiếng động từ nhà máy khiến họ không ngủ được.Người già thức trắng, trẻ em quấy khóc cả đêm. “Có khi đêm đang ngủ, tiếng động mạnh khiến tôi cứ tưởng như bị ma làm, giật bắn cả mình” - một thanh niên nói.

Ốngkhói của Tung Kuang như của máy bay phản lực. Mỗi khi nó hoạt động làmùi khét lẹt phi vào không khí, lan cả một vùng. Hôm nào trời ẩm, lànkhói ấy sà xuống như sương mù” - ông Trần Huy Cừu, nhà kế sát bên Tung Kuang bức xúc tả lại.

Kéotay phóng viên đi thẳng vào sau ngôi nhà, một người đàn ông ở xóm vensông chỉ tay vào mấyluống lạc đang xanh mướt sau một đêm mưa nói: "Đâychị nhìn xem. Qua một đêm mưa rồi, nhìn phía trên thì thế thôi, chứnhững lá bên dưới, vẫn còn trắng xóa. Bụi nhôm cả đấy. Tôi nghe nói kimloại mà ngấm vào thức ăn là độc lắm. Thế này thì kinh khủng quá!”.


Ảnh minh họa

 Lá lạc bám đầy chất bột trắng xóa mặc dù đã sau một đêm mưa và hai đêm nhà máy không xả khói

Quả thật, ruộng lạc mới nhìn thì xanh, nhưng chỉ cần nhìn kỹ một chút sẽ thấy ngay, mặt lá bám đầy một chất bột trắng đục. “Chúng tôi chỉ dám trồng các loại cây ăn củ, còn các loại cây ăn lá thì không trồng vì có trồng cũng chả ai dám ăn” - người đàn ông này nói.

Nhàtôi bỏ mấy trăm triệu ra xây, vậy mà bây giờ kính vỡ, tường nứt. Cũngchỉ vì tiếng động thôi đấy. Đang yên ổn, cái “bọn” Tung Kuang này nóxuất hiện, thế là mất ăn mất ngủ. Kêu gào, viết đơn… đủ cả, nhưng có ănthua gì đâu. Sống thế này thì không bằng chết. Phen này tôi phải viếtđơn, phải gửi đi khắp nơi xem có giải quyết đến nơi đến chốn không?” - một người đàn bà quá bức xúc, vừa nói như gào, mắt lại rơm rớm, vừa chỉ tay về phía căn nhà hai tầng của mình, xót xa nói.

Nghe thấy vậy, một thanh niên đứng bên cạnh trêu: “Thôi, cảnh sát môi trường họ về rồi. Mai mốt “nó” đền cho một tỉ” – “Tôi chả thèm. Chỉ cần nó cút m nó đi khỏi đây là yên” – người phụ nữ, có lẽ do quá uất ức nên văng bậy.

Bỏ nghề chài lưới

Nguy cơ ung thư


Sốliệu của CSMT cho thấy, trong nước thải của Tung Kuang, lượng Chrome 6ra môi trường có nồng độ gấp 10 lần so với tiêu chuẩn. Về vấn đề này,GS TS Trần Hiếu Nhuệ, Viện trưởng Viện kỹ thuật nước và môi trường chohay, Chrome 6 là chất độc nhất trong các kim loại (cùng với Asen vàThủy ngân). Với việc cá ở khúc sông nhao vào bờ và chết khi Tung Kuangxả nước thải, giáo sư Nhuệ cho rằng mức độ ô nhiễm này đã thuộc loạicao. Hơn nữa, người dân dùng nước giếng hoan nhưng giếng không sâu thìchắc chắn sẽ có ảnh hưởng.

Nhiềunăm trước đây, con sông Ghẽ là nơi mưu sinh của nhiều người. Hàng ngày,họ đánh cá tôm, mò trai hến để bán. Tuy nhiên, giờ đây họ đã phải từ bỏcách kiếm sống đơn giản đó, bởi sự xuất hiện của Tung Kuang. Chị Thời(47 tuổi) là một trong những người như thế.

Dắt chúng tôi đi ra mé bờ sông, chị Thời xót xa nói: "Nhiềuhôm, nước sông ngả một màu trắng như sữa khắp cả một đoạn dài đến vàitrăm mét. Khi nước lắng trong, phía dưới lắng từng lớp, đặc như bánhđúc". Chị Thời cho biết, trước đây mẹ con chị sống nhờ vào những mẻ tôm, cua, hến mà chị mò được ven sông. Bây giờ thì chả còn gì. “Chết hết rồi, cả cá, cả cua ốc hến, chả còn gì mà bắt nữa. Giờ chỉ trông vào tí ruộng thôi” - chị Thời nói như khóc.

Nhàchị ở ven sông, ngày trước ăn uống, tắm giặt đều từ nước sông. Nhưngnhiều năm nay, chị đã phải dùng nước giếng khoan để sinh hoạt. Cậu contrai năm nay 13 tuổi vốn thích tắm sông, nhưng cứ tắm là ngứa. “Nó mắc bệnh ngòai da, chữa mãi không khỏi” - chị Thời xót con, nói.

Cũngtheo lời chị Thời, cách đây vài năm, bên Tung Kuang có sang vận động bàcon cho họ đào một đường cống ngầm qua xóm để đổ nước thải ra sông. Họhứa là nếu dân đồng ý, họ sẽ xây cho mỗi nhà một cái bể chứa nước ăn.Tuy nhiên, bà con ở đây đã từ chối. Họ làm ầm lên, kéo nhau ra dọa nạtnên cuối cùng Tung Kuang đành thôi.


Ảnh minh họa

Chị Nguyễn Thị Thời: Người ta đã định làm một đường ống ngầm qua chỗ này...


Ảnh minh họa
 Ông Vũ Xuân Nông, trưởng xóm Ven sông thì, trước kia bà con ở xóm này làm nghề chài lưới, nay thì đã bỏ nghề hết...
Mặcdù việc làm cống này thất bại, nhưng những gì mà Tung Kuang thải ratheo đường ống ngầm mới bị phát hiện cũng đã đủ biến dòng sông này sốngcũng như chết. Theo lời ông Vũ Xuân Nông, trưởng xóm Ven sông thì,trước kia bà con ở xóm này làm nghề chài lưới, mò trai bắt hến như chịThời khá nhiều, giờ thì khúc sông này không còn cá, hến nên nghề đó coinhư… xóa sổ. Thuyền chài, lưới bán hết, người ta lại trông chờ vào mấysào ruộng và đi làm thuê để kiếm kế sinh nhai. “Đến rau muống mọc đầy ở mép sông cũng không ai dám ăn. Nước sông trông trên mặt thì trong, nhưng chả ai dám tắm,” ông Nông nói.

Trongtiếng ồn ào của nhiều người, một phụ nữ cho biết ao nhà mình ngay sáttường nhà máy cũng đã trở nên nguy hiểm khi cá không sống nổi. "Có lẽhóa chất bên nhà máy ngấm qua ao nhà tôi" - người phụ nữ này phỏng đoán

Ảnh minh họa

 Với dòng nước đầy hóa chất và kim loại như thế này...

.
Ảnh minh họa

... thì tau muống mọc như rau dại ở bờ sông nhưng không ai dám hái về ăn


Dân đấu tranh bằng “củ đậu bay”

Bứcxúc trước những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, những thanhniên trong xóm đành phải dùng kế hạ sách: nói chuyện bằng “củ đậu bay”với Tung Kuang.

Theolời kể của bà con thì cứ tối tối, khi tiếng động như phản lực của nhàmáy cất lên, nhiều thanh niên đã tụ tập dùng gạch, đá ném vào bên trongtường nhà máy. Họ cũng dùng cách gửi thư cho những công nhân là ngườiViệt, nói rằng nếu Tung Kuang không thay đổi cách làm ăn, họ sẽ… phánhà máy. “Sau mỗi lần như vậy, tình hình có vẻ yên ổn được phần nào, nhưng rồi cuối cùng đâu lại vào đấy” – ông Nguyễn Xuân Tạo kể lại. Nói chuyện với phóng viên, ông Tạo “thiết tha nhờ các nhà báo lên tiếng để bà con ở đây đỡ khổ”.

Ảnh minh họa

 Đã có một thay đổi là ống khói cao hơn, tường cũng nối cao lên...


Tuy nhiên, cũng đã có một thay đổi nhỏ, đó là ống khói của nhà máy làm cao hơn, “như thế thì cái bụi nhôm ấy nó lên trời rồi… bay đi nơi khác”- một người dân hài hước nói. Còn bức tường ngăn cách với khu dân cưcũng được nối cao lên, nên những “củ đậu” giờ đây có bức xúc đến thếnào cũng chẳng thể “bay” vào Tung Kuang được.

Mấyngày nay, biết tin cảnh sát môi trường đã bắt quả tang Tung Kuang bímật xả thải độc hại ra môi trường, những người dân ở đây bắt đầu nhennhóm lên một hy vọng. Họ mới nhen nhóm thôi, bởi theo họ thì đã khôngít lần “cơ quan chức năng đến rồi đi”, mà mọi chuyện thì “vẫn y như cũ”.


Rờinhà những người dân, chúng tôi tìm gặp ông Bùi Hữu Thắng, giám đốc côngty kinh doanh nước sạch số 1. Ông Thắng cho biết khá bất ngờkhi biết Tung Kuang bị phát hiện làm ô nhiễm nguồn nước. "Trước đây chúng tôi nghi ngờ một nhà máy chế biến thực phẩm vì thấy nước nguồn có độ hữu cơ tăng giảm rất bất thường". Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho rằng, lượng kim loại trong nước của nhà máy "vẫn đảm bảo an toàn".

Ông Vũ Đình Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Hải Dương):


Tôikhông hoàn toàn bất ngờ vì đây là một đơn vị bị liệt kê trong danh sáchgây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được chúng tôi gửi lên BộTN&MT. Trước đây, trong quá trình đoàn liên ngành đi kiểm tra, cũngđã phát hiện ra công ty có một đường ống chạy ngầm phía dưới bể nước,xong không có đủ thẩm quyền để kiểm tra.

Đại tá Lương Minh Thảo, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường: 

Cuối năm 2007, Thanh tra BộTN&MTđã từng xử phạt công ty 104 triệu đồng vì có hành vi vi phạm môitrường. Thậm chí Cục môi trường (nay là Tổng cục môi trường) thuộc BộTN&MT cũng đã nghi ngờ có đường ống ngầm đã yêu cầu phía công ty ngừng vận hành.

(Theo VnMedia)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tung Kuang xuất hiện: Nỗi đau của xóm ven sông