Hiện nay, vật dân tộc là môn thể thao thế mạnh có bề dày thành tíchnhất của Tứ Kỳ. Môn này được hầu hết các xã, thị trấn duy trì, pháttriển, điển hình là ở 2 xã Văn Tố và An Thanh với trên 30 đôvật nghiệp dư.
|
Đội vật của Tứ Kỳ nhiều năm tranh giải nhất tại các giải vật dân tộc do tỉnh tổ chức |
Những năm gần đây, phong trào thể dục thể thao(TDTT) ở huyện Tứ Kỳ phát triển mạnh. Hiện tại, toàn huyện có khoảng25% số dân thường xuyên luyện tập tại 14 câu lạc bộ, 90 điểm nhóm luyệntập TDTT; 17,4% số gia đình trong huyện đạt tiêu chuẩn "Gia đình thểthao". Bên cạnh nhiều môn thể thao hiện đại như: bóng đá, cầu lông,bóng bàn… các môn thể thao truyền thống như vật dân tộc, bơi là thếmạnh được duy trì, phát triển tại nhiều địa phương, thu hút đông đảonhân dân tham gia.
Hiện nay, vật dân tộc là môn thể thao thế mạnh có bề dày thành tíchnhất của Tứ Kỳ. Môn này được hầu hết các xã, thị trấn duy trì, pháttriển, song điển hình vẫn là ở 2 xã Văn Tố và An Thanh với trên 30 đôvật nghiệp dư. Đây là lực lượng nòng cốt của huyện tham gia các giảithi đấu do tỉnh tổ chức. Từ năm 2000 đến năm 2009, đội tuyển vật củahuyện đã có 7 năm giành giải nhất toàn đoàn tại giải vật dân tộc củatỉnh. Đặc biệt, 2 đô vật tiêu biểu là Phạm Xuân Ninh, Nguyễn Ngọc Báchcùng ở thôn Thanh Kỳ (xã An Thanh) đã từng đạt Huy chương đồng môn vậtdân tộc tại Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ 6, tổ chức năm 2004 tạiHuế và Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ 7, tổ chức năm 2009 tại PhúThọ. Để duy trì, phát triển môn thể thao truyền thống này, đồng thờiđào tạo các đô vật trẻ kế cận những vận động viên đi trước, cứ 2 nămmột lần, huyện mở một lớp năng khiếu vật tại xã Văn Tố, tuyển chọn 16học sinh từ các trường THCS trong huyện, sau đó cán bộ Trung tâm TDTThuyện sẽ trực tiếp hướng dẫn, huấn luyện các em.
Bơi và bóng chuyền cũng là 2 môn thể thao thế mạnh của huyện. Trong khibơi là môn thể thao truyền thống, bắt nguồn từ nghề chài lưới, buôn bántrên sông nước của một số xã khu hạ Tứ Kỳ, thì bóng chuyền lại là mônthể thao hiện đại, dù du nhập vào địa bàn huyện chưa lâu, song đã cuốnhút đông đảo người dân tham gia luyện tập, thi đấu và giành nhiều thànhtích cao. Những năm qua, đội tuyển bơi lứa tuổi thiếu niên nhi đồng củahuyện gần như "thống trị" chức vô địch toàn tỉnh. Tính riêng năm 2009,đoàn vận động viên của Tứ Kỳ tham gia 12 nội dung bơi thì giành cả 2giải nhất đồng đội và 9 giải nhất cá nhân. Đội tuyển bóng chuyền cũngđã có 3 lần vô địch giải "Bông lúa vàng" do Hội Nông dân tỉnh và Sở Vănhoá, Thể thao và Du lịch tổ chức. Mỗi năm, huyện đều tổ chức được 1giải thi đấu bóng chuyền; 100% các xã, thị trấn tổ chức được ít nhất 1giải trở lên. Đội tuyển bóng chuyền các xã cũng thường xuyên thi đấugiao hữu với nhau hoặc thi đấu với các đội ở 2 huyện Ninh Giang, GiaLộc. Giống như môn vật dân tộc, để duy trì và phát triển môn bơi, vàodịp hè mỗi năm Trung tâm TDTT huyện đều mở 1 lớp tập huấn tại xã AnThanh cho khoảng 30 em học sinh. Riêng môn bóng chuyền, huyện phát độngmỗi xã, thị trấn duy trì ít nhất 1 đội tuyển; chủ động đưa ra chươngtrình khai thác và phát triển môn bóng chuyền, từng bước đưa bóngchuyền trở thành một hoạt động chính trong các dịp lễ, tết, hội làng…
Tuy nhiên, việc phát triển các môn thể thao thế mạnh ở Tứ Kỳ cũng gặpkhông ít khó khăn, đặc biệt là về cơ sở vật chất, sân chơi, dụng cụluyện tập; cán bộ tổ chức phong trào, huấn luyện viên, hướng dẫn viênthể thao còn ít; kinh phí để duy trì và phát triển các môn thể thao cònhạn chế...
Để tiếp tục duy trì, phát triển và khai thác triệt để các môn thể thaothế mạnh, huyện chỉ đạo Trung tâm TDTT tăng cường công tác đào tạo vậnđộng viên môn: võ, vật, bóng chuyền và một số môn mới du nhập như:Tê-cuôn-đô, Pen-các si-lát...; tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của nhànước và trích ngân sách địa phương đầu tư xây dựng các công trình: sânchơi, bể bơi, mua sắm các trang thiết bị luyện tập TDTT; thường xuyêntổ chức các giải thể thao nhằm thu hút, tập hợp và phát hiện những vậnđộng viên có triển vọng để cung cấp cho đoàn thể thao của huyện và củatỉnh...
TIẾN MẠNH