Vẫn với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đúng không đồng chí? - Đúng thế. Đó là câu ai cũng thuộc, nhưng từ "thuộc" đến "làm" phải "dân vận khéo" đấy<!--Session data--><!--Session data-->
Sau hôm dự đại hội chi bộ, một đảng viên cao tuổi hỏi tôi:
- Đồng chí có thấy gì mới trong các giải pháp thực hiện nghị quyết chi bộ thời gian tới?
- Có chứ! Mỗi đại hội không chỉ là bầu được ban chi ủy mới mà nhiệm vụ, biện pháp, chương trình hành động cũng phải mới theo...
- Vậy cái đó là gì?
- Là nhìn thẳng vào cái yếu kém và tìm biện pháp vươn lên. Chẳng hạn, xây dựng thôn mình thành làng văn hóa là mục tiêu mấy năm nay đã đề ra, nhưng tại sao vẫn chưa đạt được trong khi xã có ba thôn thì hai làng đã đón bằng?
- Phải đấy. Tôi cũng thấy nhiều ý kiến đảng viên yêu cầu làm rõ nguyên nhân và tìm lời giải cho vấn đề này. Nhưng theo anh, trở ngại chính là gì?
- Là dân chưa được bàn thảo đến nơi đến chốn để thấy những lợi ích từ cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".
- Nhưng thôn ta còn nghèo thì lấy tiền đâu mà cải tạo đường làng, xây nhà văn hóa, đầu tư cho các cơ sở vật chất khác...
- Thế mới phải bàn. Hai làng kia họ còn nghèo hơn ta, nhưng họ thông suốt chủ trương cuộc vận động.
Từ đó, tự nguyện hiến đất làm đường, đóng góp tiền bạc, cử người giám sát việc xây dựng, chi tiêu... nên công trình làm hàng trăm triệu đồng mà không ai khiếu kiện gì. Đồng chí có thấy bộ mặt làng xóm họ giờ hơn hẳn ta không. Còn làng ta, nhiều người buôn bán làm ăn giỏi giang chứ; nhưng nhà cửa xây dựng thì không ít kiểu lố lăng, nhiều nhà khá giả sắm ô-tô lớn nhỏ nhưng con em thì lại ham chơi hơn là thích học. Có tiền trong tay mà không có văn hóa thì cũng dễ sinh nhiều tệ nạn lắm...
- Vẫn cái phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đúng không đồng chí?
- Đúng thế. Đó là câu ai cũng thuộc, nhưng từ "thuộc" đến "làm" phải "dân vận khéo" đấy.
ĐỒNG CHÍ