Trung Quốc toan tính gì?

13/09/2014 09:03

Việc Trung Quốc cải tạo đất và xây đảo nổi trên bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một mũi tên nhắm vào nhiều mục tiêu nguy hiểm.



Hình ảnh do Philippines chụp cho thấy Trung Quốc đang cải tạo và xây dựng nhiều công trình trên đảo Gạc Ma


Mưu đồ của Bắc Kinh

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, bãi đá Gạc Ma thực chất là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chỉ có vài hòn đá nổi lên trên mặt biển còn đa phần đảo Gạc Ma chìm dưới nước. Bãi đá Gạc Ma nằm cách đá Cô Lin hơn 3 km về phía đông nam và đánh dấu đầu mút phía tây nam của cụm Sinh Tồn. Năm 1988, Trung Quốc đã dùng vũ lực để đánh chiếm Gạc Ma của Việt Nam. Việc Trung Quốc tuyên bố cải tạo bãi đá ngầm Gạc Ma để phục vụ đời sống nhân dân là vô lý bởi đây là những đảo mới, đang xây dựng thì không thể có các hoạt động dân sự. Theo các ảnh vệ tinh chụp được cho thấy, Trung Quốc xây dựng trên các bãi đá này rất quy mô bao gồm các hoạt động hút cát, đắp đá và hiện nay cũng đã hình thành một đảo nổi. Theo thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, mục đích chính của Trung Quốc nhằm mục đích quân sự, điều này nằm trong chiến lược thâm độc lâu dài của Trung Quốc là tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - vốn đang của Việt Nam. Hành động này của Bắc Kinh còn nhằm đặt nền móng cho các bước đi tiếp theo cực kỳ nguy hiểm đó là hiện thực hóa “Giấc mơ Trung Hoa” và yêu sách "đường lưỡi bò" như nước này vẫn thường rêu rao.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cảnh báo, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định các nước không thể đòi chủ quyền các bãi đá ngầm và bãi đá không duy trì sự định cư của con người, hay không có đời sống kinh tế sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Điểm này rất đáng lưu ý khi Trung Quốc tiến hành động thái mới tại Gạc Ma, họ muốn tạo căn cứ có người dân sinh sống để tuyên bố chủ quyền. Mặt khác, Gạc Ma có một vị trí rất quan

"Nếu một căn cứ quân sự được xây dựng tại đây sẽ khống chế toàn bộ hoạt động quân sự trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đặc biệt nó cũng ẩn chứa mối đại họa, đe dọa hòa bình và an ninh không chỉ ở Biển Đông mà toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương".

Thượng tướng NGUYỄN VĂN RINH

trọng đối với quốc phòng, quân sự. Nếu một căn cứ quân sự được xây dựng tại đây sẽ khống chế toàn bộ hoạt động quân sự trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đặc biệt nó cũng ẩn chứa mối đại họa, đe dọa hòa bình và an ninh không chỉ ở Biển Đông mà toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nhấn mạnh, các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng các đảo ở Biển Đông là liều lĩnh và trắng trợn, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Tướng Rinh khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tham vọng vô lý

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ cho biết, thứ nhất cần phải nhấn mạnh rằng, hành động của Trung Quốc trên các bãi đá Gạc Ma không phải là những hành động gây hấn mới của Trung Quốc mà nó đã có từ lâu và nằm trong chuỗi tính toán của nước này. Năm 1988, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm 6 vị trí gồm các bãi cạn, bãi đá phía tây bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngay sau đó, nước này liên tục triển khai các hoạt động, chiến dịch biến các đảo chìm thành các đảo nổi, biến khu vực này thành một nhịp cầu mới về phía nam để chuẩn bị một hoạt động mạnh mẽ hơn là biến yêu sách “đường lưỡi bò” thành hiện thực. 

Tiến sĩ Trần Công Trục đánh giá, vị trí của Gạc Ma rất hiểm yếu, nó gần bờ biển và thềm lục địa của Việt Nam, gần nơi Việt Nam khai thác dầu khí và tiến hành các hoạt động kinh tế chính đáng của mình. Việc Trung Quốc xây dựng các đảo nổi nhân tạo nhằm mục tiêu pháp lý là muốn mở rộng vùng biển để tạo thành chồng lấn, biến vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp. Đặc biệt, Trung Quốc muốn mở rộng tất cả các thực thể trong quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam ra tới những vị trí xa nhất, thậm chí có những bãi cạn không nằm trong phạm vi quần đảo đó. Trung Quốc vẫn muốn xây dựng để sử dụng vạch đường cơ sở bao bọc toàn bộ theo tiêu chuẩn quốc gia quần đảo, khi đó Trung Quốc sẽ khống chế toàn bộ đường hàng hải đi qua khu vực này.

Theo tiến sĩ Trần Công Trục, Trung Quốc đã từng tiến hành hàng loạt hoạt động gây hấn như hạ đặt trái phép gian khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam và giờ họ xúc tiến việc xây dựng trên đảo Gạc Ma. Các hành động này có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng việc cải tạo, xây dựng trên đảo Gạc Ma của Trung Quốc mới là mục tiêu chính, trọng tâm nằm trong chiến lược “độc chiếm Biển Đông” của nước này. Điều này ẩn chứa những mối đại họa rất nguy hiểm.

Tiến sĩ Trần Công Trục khẳng định, lịch sử đã chứng minh rất nhiều yêu sách, tham vọng vô lý đi ngược lại với ý chí, nguyện vọng và luật pháp quốc tế thì trước sau nó cũng không thể nào thực hiện và chắc chắn phải gánh chịu thất bại nhục nhã. Việt Nam hiểu rằng, quyết tâm, sự đoàn kết của các quốc gia, đồng tình ủng hộ của chân lý, lẽ phải mới là sức mạnh vô địch, có thể chiến thắng bất cứ âm mưu nào muốn chà đạp lên công lý. Cho dù trước mắt, việc đấu tranh đòi  công lý có thể khó khăn nhưng về lâu dài những hành động phi pháp sẽ không thể tồn tại. Từ trước đến nay, Việt Nam luôn cố gắng giữ vững tình hình ổn định và không để cho tình hình phức tạp thêm. "Chúng ta phản đối những hành động phi pháp của Trung Quốc và không chấp nhận những hành động gây hấn của nước này. Hiện nay dựa trên lẽ phải quốc tế, chúng ta đã có những biện pháp đấu tranh hợp lý, song tôi cho rằng với Trung Quốc chúng ta phải có những đấu tranh liên tục. Đồng thời, chúng ta cần kêu gọi sự ủng hộ của dư luận quốc tế, của các nước trong khu vực có chung lợi ích. Những gì thuộc về chủ quyền Việt Nam đã quá rõ ràng và không thể thay đổi", tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh.

PHƯƠNG LINH (tổng hợp)

60 bản đồ cổ bác bỏ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc


Philippines vừa khai trương triển lãm trưng bày 60 tấm bản đồ cổ cho thấy bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham trên Biển Đông là một phần thuộc lãnh thổ của Philippines.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố, các tài liệu ghi chép đầy đủ được giới thiệu trong triển lãm là một bằng chứng thuyết phục chống lại bản đồ "đường lưỡi bò" 9 đoạn của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ông Rosario cho biết, dựa trên các tấm bản đồ cổ của Phương Tây và của chính quyền Manila phát hành từ năm 1636-1940, bãi cạn Scarborough chưa bao giờ thuộc lãnh thổ Trung Quốc.


(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Trung Quốc toan tính gì?