Trồng lạc phủ nylon cho năng suất cao

07/06/2012 15:40

Ứng dụng che phủ nylon, trên các ruộng lạch cỏ mọc ít hơn, lạc cũng nhiều củ hơn, lại đỡ công chăm sóc rất nhiều.

Từ một nơi còn nhiều khó khăn trong sản xuất do chưa tìm được cây trồng nào phù hợp, gần đây huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã mở rộng diện tích trồng các giống lạc L14 và L23 bằng phương pháp che phủ nylon khá hiệu quả.

Đưa giống mới vào sản xuất

Chiêm Hóa là huyện có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho sự phát triển của cây lạc. Lạc đã được người dân nơi đây trồng từ nhiều năm nay, tuy nhiên đa số trồng loại thường, vả lại trồng theo kiểu “mạnh ai nấy làm” không có quy hoạch, nên năng suất thấp, không tạo thành vùng hàng hóa dẫn đến rất khó tiêu thụ.

Lạc đang trở thành cây trồng chính ở Chiêm Hóa

Vì lý do này, từ năm 2011, Trạm Giống – Vật tư nông nghiệp huyện Chiêm Hóa đã tiến hành triển khai mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất lạc giống và xây dựng vùng sản xuất lạc hàng hóa tập trung. Kết quả bước đầu cho thấy, vụ lạc năm 2011, hầu hết người trồng đều được mùa, năng suất đạt 40 – 42 tạ/ha, cao hơn 8– 12 tạ so với các loại lạc khác.

Đến nay, Chiêm Hóa đã có 1.900 ha lạc, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã Phúc Sơn, Minh Quang, Tân Mỹ, Hùng Mỹ… Trong đó, đa số trồng giống lạc L14 và L23, đây là 2 giống có khả năng kháng bệnh, phát triển tốt và cho năng suất cao nhất ở Tuyên Quang. Đối với 3 xã Hòa An, Yên Nguyên và Hùng Mỹ, người trồng thí điểm lạc giống L14 được huyện hỗ trợ 60% tiền giống và 40% phân bón.

Ông Ma Quang Chiêu, ở bản Lai, xã Phúc Sơn trồng 0,5ha lạc giống cho biết: “Trước đây trồng lạc không che phủ nylon rất hay gặp rủi ro như sâu bệnh nhiều, mưa thì bị thối rễ, chết cây, còn nắng thì làm cây héo rũ, kém phát triển. Song kể từ khi ứng dụng che phủ nylon, trên các ruộng lạch cỏ mọc ít hơn, lạc cũng nhiều củ hơn, lại đỡ công chăm sóc rất nhiều”.

Vẫn lo đầu ra

nghiệp để thu mua lạc cho bà con, nhưng rất chậm. Nhu cầu tiêu thụ hạt lạc rất lớn, nhưng cái lo nhất là mình không “làm chủ” được thị trường, hàng hóa, nên thường bị thương lái ép giá”.
Thời điểm này, về xã Phúc Sơn đi dọc hai ven đường, đâu đâu cũng thấy những ruộng lạc đang ở độ chắc củ. Bà Hoàng Thị Xiêm– Chủ tịch UBND xã Phúc Sơn cho hay: “Toàn xã hiện có gần 300ha lạc, đa số là lạc sản xuất, theo đánh giá của cán bộ khuyến nông xã, vụ lạc năm nay khá được mùa, trung bình đạt từ 39 – 43 tạ/ha. Tuy nhiên, cũng như năm 2011, do chưa có đầu mối tiêu thụ ổn định, người dân vẫn tự bán là chính nên thường bị tư thương ép giá”.

Cả xã Phúc Sơn có 16/16 thôn trồng lạc, vụ lạc năm 2011, sản lượng đạt hơn 2.000 tấn, trị giá khoảng 32 tỷ đồng. Nhiều hộ có tới 1-1,5ha lạc, thu hàng trăm triệu mỗi vụ.

Ông Hoàng Văn Hạt, ở bản Cậu, xã Phúc Sơn cho biết: “Nhà tôi trồng 0,5ha lạc L14, đây là loại lạc có chất lượng rất tốt, sai củ, chắc hạt, mỏng vỏ và có khả năng chịu hạn rất tốt. Năng suất thì không phải bàn, nhưng điều lo nhất là khâu đầu ra. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng, doanh nghiệp giúp bà con tìm mối tiêu thụ, chứ cứ để dân tự “bơi” theo “quy luật” được mùa mất giá thì người dân thiệt quá”.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Trồng lạc phủ nylon cho năng suất cao