Xem - Nghe - Đọc

Triển lãm gợi ký ức học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

TB (theo VnExpress) 18/05/2024 10:36

Cảnh học sinh miền Nam vượt Trường Sơn ra Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên thiếu nhi học tập... gây xúc động trong triển lãm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm trại nhi đồng tại Đống Đa, Hà Nội, trò chuyện với các em năm 1955. Sinh thời, Hồ Chủ tịch quan tâm đặc biệt đến các cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết lẫn con em họ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, trò chuyện tại trại nhi đồng ở Đống Đa, Hà Nội. Sinh thời, Hồ Chủ tịch quan tâm đặc biệt đến các cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết lẫn con em họ
Hồ Chủ tịch trong buổi gặp thân mật với các đại biểu học sinh tại Phủ chủ tịch, nhân kỷ niệm hai năm lập lại hòa bình Việt Nam, ngày 20/7/1956. Mỗi dịp Trung thu, từng lá thư được gửi đi, khuyên các cháu đoàn kết, trong sinh hoạt hàng ngày phải tự lực cánh sinh, dặn các thầy cô yêu thương học sinh như chính con ruột.
Hồ Chủ tịch trong buổi gặp thân mật với các đại biểu học sinh miền Nam tại Phủ Chủ tịch nhân kỷ niệm hai năm lập lại hòa bình Việt Nam, ngày 20/7/1956. Mỗi dịp Trung thu, từng lá thư được lãnh tụ gửi đi, khuyên các cháu đoàn kết, trong sinh hoạt hàng ngày phải tự lực cánh sinh, dặn các thầy cô yêu thương học sinh như con ruột
Học sinh lớp sáu ở trường học sinh miền Nam số 19 tại Hải Phòng năm 1962. Họ nằm trong số 32.000 thanh thiếu niên trong Nam tập kết ra Bắc học tập suốt giai đoạn 1954-1975.Bức ảnh nằm trong triển lãm 300 tấm hình tại Bảo tàng TP HCM (quận 1), khai mạc hôm 17/5, nhân dịp 70 năm ngày ký Hiệp định Genève và sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc (1954-2024). Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng, chính phủ chủ trương đưa học sinh từ sáu, bảy tuổi đến 19, 20 tuổi, là con em cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra các địa phương ở Bắc học tập, trở thành đội ngũ kế cận cho cách mạng miền Nam, cũng như cả nước sau này.
Học sinh lớp 6 ở trường học sinh miền Nam số 19 tại Hải Phòng năm 1962. Họ nằm trong số 32.000 thanh thiếu niên trong Nam tập kết ra Bắc học tập suốt giai đoạn 1954-1975. Bức ảnh được trưng bày trong triển lãm tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh (quận 1), khai mạc hôm 17/5, nhân dịp 70 năm ngày ký Hiệp định Genève và sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc (1954-2024). Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng, chính phủ chủ trương đưa học sinh từ sáu, bảy tuổi đến 19, 20 tuổi, là con em cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra các địa phương ở Bắc học tập, trở thành đội ngũ kế cận cho cách mạng miền Nam cũng như cả nước sau này
Đội nhạc trường học sinh miền Nam số 1 tại Đông Triều, Quảng Ninh. Trong hai tháng cuối năm 1954, hơn 5.000 thiếu niên từ Nam ra Bắc học tập, được xem là những hạt giống đỏ, do Bộ Giáo dục quản lý. Một số cán bộ, bộ đội dưới 18 tuổi cũng được cho đi học văn hóa.
Đội nhạc trường học sinh miền Nam số 1 tại Đông Triều, Quảng Ninh. Trong hai tháng cuối năm 1954, hơn 5.000 thiếu niên từ Nam ra Bắc học tập, được xem là những "hạt giống đỏ", do Bộ Giáo dục quản lý. Một số cán bộ, bộ đội dưới 18 tuổi cũng được cho đi học văn hóa
Nữ sinh lớp tám, lớp chín trường học sinh miền Nam số 8 ở Tam Đảo. Ảnh: Bảo tàng TP HCM
Nữ sinh lớp tám, lớp chín trường học sinh miền Nam số 8 ở Tam Đảo, năm 1974. Thời gian đầu, học sinh được đón tiếp ở Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Hội (Nghệ An). Những năm về sau, số lượng đông dần, 28 trường được thành lập ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, như Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam
Nữ sinh lớp năm, trường học sinh miền Nam số 2 tại Vĩnh Yên và giáo viên chủ nhiệm (giữa) năm 1974. Quy trình đào tạo học sinh miền Nam từ cấp nhà trẻ mẫu giáo, liền mạch đến trung học chuyên nghiệp, đại học, đa dạng các ngành nghề, từ khoa học xã hội, tự nhiên đến chuyên gia nghiên cứu. Những người có năng lực được chọn đi học cao hơn để về phục vụ đất nước. Phương pháp đào tạo là tổ chức các trường nội trú, cùng nuôi dưỡng và dạy học.
Nữ sinh lớp năm, trường học sinh miền Nam số 2 tại Vĩnh Yên và thầy chủ nhiệm năm 1974. Quy trình đào tạo từ cấp nhà trẻ mẫu giáo, liền mạch đến trung học chuyên nghiệp, đại học, đa dạng các ngành nghề, đều theo mô hình nội trú. Những người có năng lực được chọn đi học cao hơn để về phục vụ đất nước
Học sinh miền Nam ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc năm 1962. Bên cạnh học tập ở miền Bắc, nhiều sinh được gửi sang Nam Ninh. Khi đất nước thống nhất, họ trở về quê hương, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
Học sinh miền Nam ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc năm 1962. Bên cạnh học tập ở miền Bắc, nhiều người được gửi sang Nam Ninh. Khi đất nước thống nhất, họ trở về quê hương, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
Đoàn K124 gồm những học sinh miền Nam đi bộ qua dãy Trường Sơn để ra Bắc học tập năm 1972. Giai đoạn đó, các đoàn đi bằng nhiều đường như theo bộ đội tập kết, đi tàu thủy ra Thanh Hóa, Hải Phòng.
Đoàn K124 gồm những học sinh đi bộ qua dãy Trường Sơn để ra Bắc học tập năm 1972. Giai đoạn đó, các đoàn đi bằng nhiều đường như theo bộ đội tập kết, đi tàu thủy ra Thanh Hóa, Hải Phòng
Các học sinh vượt sông Sê San ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum.
Các học sinh vượt sông Sê San ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum
Ngoài hình ảnh, nhiều kỷ vật được trưng bày, như cây violin 70 tuổi của ông Võ Đăng Tín - nguyên giám đốc Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP Hồ Chí Minh, cựu học sinh miền Nam ra Bắc tập kết
Bà Trần Thị Minh Châu, 62 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh, xúc động khi nhận ra hai người bạn cũ trong một bức ảnh. Bà tập kết ra Bắc lúc ba, bốn tuổi, thuộc nhóm bé nhất trong các thiếu niên miền Nam khi ấy. Trong ký ức của bà, dù giữa thời chiến, học sinh được chăm lo không thiếu thứ gì, từ quần áo đến dụng cụ học tập. "Tôi biết ơn những năm tháng giúp tôi luyện bản thân như ngày hôm nay", bà cho biết
TB (theo VnExpress)
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Triển lãm gợi ký ức học sinh miền Nam tập kết ra Bắc
    ss