Triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp:Cần sự tham gia của các bộ, ngành

04/04/2011 18:25

Việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theoQuyết định (QĐ) 315 của Thủ tướng Chính phủ không thể thực hiện nếukhông có sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp (DN), bộ, ngành.

Ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Côngty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

TheoQĐ 315 của Thủ tướng, từ 1-7 tới đây, nước ta sẽ chính thức triển khaithí điểm BHNN tại địa bàn 21 tỉnh trên cả nước, ông có cho rằng phạm viáp dụng thí điểm lần này là quá rộng?

-Tôi cho rằng, trong QĐ này, Chính phủ đã quyết tâm triển khai thí điểmBHNN để rút kinh nghiệm và đánh giá, tổng kết thực tiễn, từ đó cóphương án phát triển BHNN về mặt lâu dài. Mặc dù phạm vi áp dụng ở 21tỉnh, mới nghe có vẻ rộng, nhưng QĐ lại chỉ hướng vào 3 nhóm đối tượngchủ yếu là: Cây lúa, đại gia súc, gia cầm và bảo hiểm cho nuôi cá tra,basa, tôm thẻ chân trắng.

Cùngvới cá tra, cá basa, các đối tượng được áp dụng thí điểm bảo hiểm nôngnghiệp tại 21 tỉnh thành bao gồm: Tôm thẻ chân trắng, cây lúa, đại giasúc và gia cầm

Theotôi, 3 nhóm đối tượng trên là phù hợp. Còn phạm vi 21 tỉnh có rộng haykhông, trong QĐ đã nêu rất rõ, bảo hiểm phải lấy số đông để bù số ít,nên việc áp dụng ở 21 tỉnh là cần thiết.

Sảnxuất nông nghiệp có rất nhiều rủi ro, bởi thế cũng dễ hiểu khi các DNkhông mấy mặn mà khi tham gia vào lĩnh vực này, vậy theo ông để khuyếnkhích nhiều DN tham gia làm BHNN hơn, nhất là đợt thí điểm tới, Chínhphủ nên tập trung hỗ trợ những chính sách cụ thể gì?

Ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC)

-Thực tế, QĐ 315 đã đề cập đến các cơ chế chính sách hoặc định hướng xâydựng cơ chế cho thời gian tới. Trong QĐ đã quy định rất rõ đối tượngđược tham gia BHNN là các hộ nghèo, cận nghèo và các tổ chức, cá nhânsản xuất nông nghiệp khác. Mức hỗ trợ đối với hộ nghèo là 100% chi phímua BHNN, hộ cận nghèo là 80%, hộ không phải nghèo hoặc cận nghèo 60%,các tổ chức khác 20%.

QĐ 315 cũng nói rõ đếncân đối ngân sách để chi phí mua BHNN như đối với các tỉnh có khả năngtự cân đối, thì địa phương đó tự cân đối nguồn hỗ trợ tại địa phươngmình. Với những tỉnh không tự cân đối được (phải có sự điều tiết củaNhà nước), thì phải cân đối từ mức 50% trở lên… Thực chất, chính sáchcủa Chính phủ là huy động sức mạnh từ T.Ư đến địa phương để thực hiệnBHNN, nên vấn đề về ngân sách thực hiện đã được giải quyết.

Mộttrong những khó khăn nhất của BHNN là việc thẩm định giá trị thiệt hạiđể bồi thường. Song có lẽ đây là việc không đơn giản với một nền sảnxuất nông nghiệp như nước ta. Theo ông, cần tiếp cận vấn đề này ra sao?

-Theo tôi, tham gia vào BHNN có vai trò rất quan trọng của các DN, cũngnhư của các bộ, ngành liên quan. Tôi nói ví dụ như, Bộ NNPTNT phải đưara các quy trình sản xuất cây trồng, vật nuôi thống nhất để ngoài việcthiên tai bất khả kháng xảy ra, nếu không tuân thủ theo quy trình đó,thì DN bảo hiểm có thể từ chối, thậm chí không đền bù thiệt hại đó.

Cònđối với DN BHNN đã kinh doanh phải có lãi và đáp ứng được quyền lợi củacổ đông, thu nhập của người lao động. Tôi nói thế để thể hiện rằng,trước mắt nếu chúng tôi tham gia chưa có lãi, thì ít nhất cũng phải bùđắp đủ chi phí. Cho nên, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đốivới tất cả các loại thuế và cả đối với người làm BHNN, đối tượng thamgia BHNN phải được miễn, ít nhất trong giai đoạn thực hiện thí điểm.

Theo ông, việc triển khai BHNN sắp tới nên tập trung vào những chính sách gì?

-Để thực hiện QĐ 315, tới đây Bộ Tài chính sẽ phải ban hành một loạt cáccơ chế, chính sách, trong đó phải xây dựng quy tắc, điều khoản, biểuphí trong BHNN. Những quy tắc này, Bộ Tài chính phải có hướng dẫn đốivới các DN về cơ chế khi tham gia bảo hiểm, từ đó các công ty bảo hiểmcó căn cứ, điều kiện triển khai. Còn về Bộ NNPTNT cần ban hành quy chếsản xuất đối với cây trồng, vật nuôi, nhất là những đối tượng tham giathí điểm BHNN đợt này.

Ngoài ra, cũng phảilàm rõ, có phải tất cả hộ nông dân ở 21 tỉnh này được tham gia thí điểmBHNN hay phải phân nhóm ra như đối với hộ làm kinh tế trang trại, hànghoá sẽ rất phù hợp. Còn đối với các hộ sản xuất nhỏ lẻ vài chục con gà,2-3 con lợn… sẽ rất khó kiểm soát. Vậy những đối tượng này có đưa vàođối tượng tham gia thí điểm BHNN không và có đưa vào, thì đưa như thếnào? Khi có phân định rõ ràng, các DN mới có thể tính toán để tham giađược.

Khi triển khai BHNN, một số chuyêngia cho rằng, cần lựa chọn phương thức bảo hiểm theo chỉ số hoặc thốngkê. Theo ông, với nền sản xuất nông nghiệp như nước ta, nên đi theophương thức nào?

-Theo tôi, hiện có 3hình thức bảo hiểm: BHNN truyền thống, tức là nếu bảo hiểm, DN đến cácđịa phương đó thống kê về năng suất, nắm bắt tình hình dịch bệnh, tầnsuất xảy ra thiên tai, dịch bệnh xem tổn thất xảy ra như thế nào.

Phươngpháp nữa là bảo hiểm theo chỉ số sản lượng và chỉ số thời tiết như ởĐBSCL là cứ mực nước vượt lên trên mực nước chuẩn và công ty bảo hiểmđi kiểm tra thấy năng suất hụt hơn năng suất thật, thì sẽ bảo hiểm. Haynhư giá rét ở miền núi, hạn hán ở Tây Nguyên cũng căn cứ vào những chỉsố chuẩn như vậy để lấy làm căn cứ bảo hiểm.

Làmột DN hoạt động trong lĩnh vực BHNN đã khá nhiều năm, với chủ trươngthí điểm lần này, ABIC sẽ tham gia thực hiện như thế nào, thưa ông?

-Cho đến thời điểm này, Bộ Tài chính vẫn chưa cho biết sẽ chọn hay chỉđịnh DN nào tham gia vào chương trình thí điểm này, bản thân ABIC cũngkhông biết mình có được lựa chọn hay không. Song chúng tôi cũng đã cógắn bó với hoạt động sản xuất của nông dân rất nhiều và vẫn đang nghiêncứu, xem xét để nếu tham gia BHNN, thì sẽ làm như thế nào.

Vềđịnh hướng, chúng tôi đang nghiên cứu cơ chế, chính sách cho các sảnphẩm BHNN, chúng tôi cũng đang hướng về khu vực nông nghiệp, nông thônvới 70% doanh thu từ khu vực này và khoảng ¾1 triệu khách hàng là cáchộ nông dân tham gia. Chúng tôi có điều kiện nhất định do hệ thống phânphối bán hàng của ABIC là theo kênh của Agribank với trên 2.300 chinhánh và hơn 40.000 nhân viên có mặt đến tận cấp xã.

Riêngvề thủ tục đối với BHNN không phải là vướng mắc, bởi yêu cầu bảo hiểmvà hợp đồng bảo hiểm thiết kế rất đơn giản do khi khách hàng vay vốn đểsản xuất nông nghiệp ở Agribank, chúng tôi đã tích hợp trong hồ sơBHNN, nên thao tác chuyển giao sản phẩm cho người nông dân là rất đơngiản, không phức tạp như quy trình tín dụng. Nếu Bộ NNPTNT, Bộ Tàichính không tích cực triển khai sẽ có rất nhiều khó khăn.

(Nguồn: Dân Việt)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp:Cần sự tham gia của các bộ, ngành