Trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ V

21/06/2011 23:56

Tối 21-6, tại Hà Nội, giải Báo chí quốc gia lần thứ V - 2010 đã được trao cho 128 tác phẩm gồm 2 giải A, 24 giải B, 43 giải C và 59 giải khuyến khích.



Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư

trao hai giải A cho tác giả đoạt giải


Đúng ngày kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tối 21-6, tại Cung Vănhóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã tổchức trọng thể Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ V cho 128 tác phẩm đoạtgiải ở 8 thể loại giải.

Một trong 2 tác phẩm đoạt giải A là của tác giả Nguyễn Đăng Lâm - Phóng viênTTXVN tại Quảng Ngãi với chủ đề "Lý Sơn - Bảo tàng sống động về lịch sử chủquyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa." Đây là tác phẩm viết về đề tài biểnđảo và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bằng những tư liệu phong phú, được cung cấp từnhững nhà nghiên cứu lịch sử, từ những người dân ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi- những con người bình thường nhưng giàu lòng yêu nước, coi trọng chủ quyền biểnđảo quê hương; rất có ý thức về việc giữ gìn báu vật của cha ông từ bao đời đểlại. Từ hàng trăm năm qua, các tộc họ trên đảo luôn gìn giữ, bảo vệ và lưutruyền từ đời này sang đời khác những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vôcùng phong phú, được coi là Bảo tàng sống về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tạiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài giải A về thể loại Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép củaNguyễn Đăng Lâm, Liên chi hội nhà báo TTXVN còn có 3 giải C cho các tác giả vànhóm tác giả đoạt Giải xã luận, bình luận, chuyên luận; Giải Phóng sự, phóng sựđiều tra, bút ký báo chí. TTXVN cũng đoạt 1 giải B, 1 giải C và 3 giải khuyếnkhích ở thể loại Giải Ảnh báo chí.

Giải Báo chí Quốc gia năm 2010 có số lượng tác phẩm dự giải cao nhất từ trướcđến nay, 1.321 tác phẩm tham dự 8 loại giải (tăng 30% so với năm 2009). So với 4mùa giải trước, đây cũng là năm có số lượng đơn vị báo chí tham dự Giải nhiềunhất (125 đơn vị); số lượng tác phẩm ảnh báo chí cao nhất, có 27 cá nhân gửi tácphẩm dự thi không qua tuyển chọn của cơ sở (theo cơ chế mới) và số tác phẩm củacộng tác viên dự thi nhiều nhất (244 tác phẩm).

Theo đánh giá của Hội đồng Giải báo chí Quốc gia: mặt bằng chất lượng các tácphẩm dự Giải năm 2010 đồng đều hơn các năm trước. Tác phẩm có chất lượng cao vẫntập trung ở khối báo chí Trung ương và các thành phố lớn. Đồng thời, xuất hiệnnhiều đơn vị địa phương dự Giải với nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, có tínhphát hiện, có hiệu quả xã hội như các Đài Phát thanh Hà Tĩnh, Ninh Bình, CầnThơ, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Vính Long; Đài Truyền hình Nghệ An, Bến Tre, LâmĐồng, Hà Nội; các tác phẩm báo in của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Ởmột số loại giải, chất lượng tác phẩm vượt các năm trước.

Giải Tin, bài phảnánh, bút ký (báo in) có nội dung phong phú, nhiều bài nhiều kỳ. Giải Xã luận,bình luận, chuyên luận (báo in) có nội dung sát thực tiễn, bớt lý luận hàn lâm,nhiều bài đạt chất lượng cao. Giải Phóng sự, phóng sự điều tra (báo in, truyềnhình) đều tăng cả về số lượng và chất lượng… Một số loại giải chất lượng ở mứctrung bình khá, chưa vượt các kỳ Giải trước. Tác phẩm báo điện tử tham dự nhiềunhưng chưa rõ về thể loại và chất lượng chuyên môn chưa cao…

Phát biểu tại Lễ tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc Giải báo chí Quốc gianăm 2010, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thưTrung ương Đảng, nhấn mạnh báo chí cách mạng Việt Nam luôn kịp thời trong việcphát hiện, biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong chiến đấu, laođộng sản xuất, trong học tập...; phê phán những sai trái, những việc làm khôngcó lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; đấu tranh không khoan nhượngvới những luận điệu xuyên tạc của kẻ địch; tuyên truyền đối ngoại để bạn bè thếgiới hiểu về đất nước và con người Việt Nam... Nhiệm vụ của cách mạng Việt Namtrong giai đoạn mới yêu cầu đội ngũ những người làm báo Việt Nam càng phải tíchcực học tập nghiệp vụ, trau dồi đạo đức cách mạng, gần gũi với nhân dân để cóngày càng nhiều những tác phẩm báo chí xuất sắc, đóng góp nhiều hơn vào sựnghiệp cách mạng của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.

Trong diễn văn khai mạc, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trungương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủtịch Hội đồng Giải báo chí Quốc gia nêu rõ nhữngtác phẩm đoạt giải, đặc biệt là các tác phẩm đoạt giải A thực sự là những tácphẩm chất lượng cao cả về nội dung và phương pháp thể hiện. Những tác giả, tácphẩm đoạt Giải báo chí Quốc gia năm 2010 thực sự là những tấm gương tiêu biểucho đội ngũ những người làm báo Việt Nam đang ngày đêm đem hết sức lực, trí tuệphục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước; góp phần xây dựng nướcViệt Nam “dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

Vòng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia 2010 có 161 tác phẩm tham dự ở 8 loạigiải. Đây là những tác phẩm xuất sắc, có tính phát hiện, phản ánh đúng tình hìnhphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng của đấtnước; có định hướng dư luận xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệđất nước; có chất lượng tốt về nội dung và hình thức thể hiện.


Hội đồng chung khảo chấm vòng chung khảo đã quyết định trao giải A cho 2 tác phẩm; giải B cho 24 tác phẩm; giải C cho 43 tác phẩm và 59 tác phẩm đoạt Giải khuyến khích, gồm: Giải tin bài phản ánh, ghi chép (báo in) có 1 giải A, 5 giải B và 6 giải C; Giải Xã luận, bình luận, chuyên luận có 4 giải B và 2 giải C; Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí (báo in) có 1 giải A, 2 giải B và 8 giải C; Giải Ảnh Báo chí có 2 giải B, 3 giải C; Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, tọa đàm, bình luận, chuyên luận (Phát thamh) có 1 giải B và 3 giải C; Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký (Phát thanh) có 1 giải B, 6 giải C; Giải Bình luận, tọa đàm, giao lưu, phim tài liệu (truyền hình) có 4 giải B, 5 giải C; Giải Tin, phóng sự, phóng sự điều tra (truyền hình) có 5 giải B, 7 giải C.

Công Hải (TTXVN/Vietnam+)

(0) Bình luận
Trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ V