Tranh cãi về giọng nói của BTV thời sự

21/08/2014 14:24

Bản tin thời sự có sựxuất hiện BTV nói giọng Huế đã thu hút rất nhiều ý kiến phản hồi, bàn luận sôinổi.

BTV của Đài truyền hình quốc gia thì phảichuẩn

giọng Huế, địa phương hóa, Kim Tiến, Anh Phương
Sau Hoài Anh, có thêm nhiều BTV nói giọng Nam xuất hiện trên sóng VTV

Bản tin thời sự 12h ngày 6/8 với sự xuất hiệncủa BTV Anh Phương nói tiếng Huế trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam đãgây ra một cuộc tranh luận sôi nổi. Người khen vì cái lạ, người chê vì sựlệch chuẩn thông thường. Đặc biệt, ý kiến mới đây của NSƯT Kim Tiến, PTV kỳcựu của VTV càng thổi bùng lên tranh luận trái chiều về chuyện 'địa phươnghóa' giọng nói của các BTV trên sóng truyền hình quốc gia.

"Theo tôi, Đài truyền hình Việt Nam nên thường xuyên có những chương trình thờisự của địa phương do các địa phương làm để người dân được biết thêm tiếng địaphương nhưng người dẫn chương trình chung nên dùng giọng chuẩn (tạm gọi là giọngBắc hoặc giọng Hà Nội như hiện nay). Lý do tại sao lại dùng giọng Bắc vì mọingười thấy hầu hết các bạn thi âm nhạc, hát tại các tỉnh thành dù là người Huế,Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình thuận hay người Miền Nam cũng đều hát giọngBắc đó thôi. Có ai hát giọng địa phương đâu trừ khi hát bài dân ca. Không phảigiọng Bắc là chuẩn mực hơn giọng khác nhưng nó phổ biến hơn nên cũng nên lấy đólàm chuẩn", độc giả Huy nêu quan điểm.

Độcgiả Thái Hương cho rằng: "Mình dân Nghệ nhưng cũng thấy không hợp lí. Nên nhớVTV cho cả nước và người Việt ở nước ngoài, thậm chí người nước ngoài cũng theodõi. Nói giọng đó sao họ nghe?".

Đồngquan điểm, độc giả có nickname Trần nói: "Không phải là phân biệt vùng miềnnhưng chương trình thời sự vào lúc 19 giờ nên chọn các BTV nói giọng Bắc chuẩn,còn với chất giọng nói "rề rà"  thì nên để vào tiết mục đọc chuyện "đêm khuya"thì hợp lý hơn".

Độcgiả Phạm Văn Hiệp gửi ý kiến: "Người xưa có câu: 'Nhân bất thập toàn'. Nói chocùng là không ai phát âm chuẩn cả, muốn chuẩn thì phải học hỏi, sửa chữa, rènluyện mới có được. Khi làm công việc BTV của Đài truyền hình quốc gia thì phảichuẩn, nhất là báo nghe thì phải phát âm chuẩn. Tiếng Việt chúng ta rất giàu vàđẹp, cho nên mỗi một người Việt đều phải có trách nhiệm làm cho nó đẹp hơn, chứđừng làm méo mó nó.

Trước đây có BTV Hoài Anh phát âm nghe được, gần đây có Trần Long trong bản tintài chính trưa là nghe rất hay, rõ ràng. Người khó tính đến mấy nghe Trần Longphát âm cũng rất hài lòng.

Cònlại, phần lớn BTV của Đài phát âm sai nhiều quá. Ví dụ: BTV phát âm không chịuphân biệt âm tr, ch; âm d, gi, r,... Còn về dấu thì dấu "hỏi" thì phát thành dấu"huyền". Ví dụ: "Kính chào quý vị khán "già" ; "câu hòi"; Boeing 777 phát thành"bày bày bày"; Nguyễn Ngọc Hảo phát thành "Nguyễn Ngọc Hào"; lời rao phát thành"lời "giao"; hát sẩm phát thành "hát "sầm""; chính phủ Nhật Bản phát thành"Chính "phù" Nhật "Bàn". Nghe rất khó chịu".

"Theo tôi miền nào cũng được nhưng phát âm phải chuẩn. Không thể phát âm từ "ăn"thành "ăng" hay "xin chào quý vị và các bạn" thì phát âm là "xin chào quý vị vàcác bạng" như cô BTV người Huế", độc giả Sơn phản hồi.

Đài truyền hìnhViệt Nam nên có BTV của 3 miền

giọng Huế, địa phương hóa, Kim Tiến, Anh Phương
BTV Anh Phương trong bản tin thời sự nói giọng Huế gây tranh cãi

Độcgiả Lê Dũng cho rằng: "Đài truyền hình quốc gia thì phải mang tính toàn quốc.Giọng Huế đại diện cho một vùng ngôn ngữ rộng kéo dài từ Nghệ An đến Huế. Có mộtBTV giọng Huế trong bản tin thời sự là hợp lý. Người vùng miền khác cũng nghe vàhiểu thôi".

"Phảiđa dạng hóa ngôn ngữ thôi. Không phân biệt Bắc, Trung, Nam mà điều quan trọng làphát âm truyền cảm tới người nghe và không mắc phải lỗi chính tả", độc giả NgọcBảo phản hồi.

Bạnđọc Bảo Thiên cùng quan điểm: "Các vùng Bắc, Trung, Nam của Việt Nam là 3 miềncó phát âm đặc trưng riêng, việc Đài THVN chọn để phục vụ khán thính giả cả nướclà tốt. Không có quy định nào về việc đài quốc gia thì phải giọng Bắc. Giọng Bắchay nam hay Trung mà L, N, CH, Tr loạn cả lên thì đến Tây nghe còn cười cho!"

Độcgiả Hải Sơn lại cho rằng: "Theo tôi, tiếng phổ thông của Việt Nam là tiếng Việt,vì vậy tất cả những ai phát âm bằng tiếng Việt (không ngọng) đều có thể làm nghềphát thanh và chúng ta không được phân biệt đối xử. Mặc dù mình không phải làngười Huế nhưng mình rất thích nghe giọng bạn Anh Phương phát thanh trên truyềnhình: Rõ ràng- rành mạch- tròn vành- rõ chữ- lại còn có duyên.

"Tôithấy đài truyền hình Việt Nam nên có BTV của 3 miền là hay nhất vì đây là đàiViệt Nam chứ không phải đài Hà Nội mà bắt buộc phải giọng Hà Hội. Công nhậngiọng Hà Nội phát âm chuẩn hơn nhưng không phải từ nào cũng đúng. Đài truyềnhình Việt Nam nên có cả giọng Bắc Trung Nam để các địa phương có thể dễ nghetiếng của nhau hơn chứ lúc nào cũng Hà Nội thì những tiếng khác không ai ngheđược à? Tôi thấy là người Việt Nam mà không nghe được tiếng của nhau là một điềucực kỳ tệ hại", độc giả có nickname Polytest viết.

Độcgiả Phụng Vũ cho rằng nên thay đổi để thấy được sự thú vị trong ngôn ngữ: "Mìnhcũng đi rất nhiều nơi rồi, cô ấy nói tiếng Huế nhưng đã được phổ thông hoá chonhẹ bớt để mọi người dễ nghe, chứ nói đặc giọng Huế thì nhiều người nghe khônghiểu hết được. Cũng nên thay đổi đôi chút xem sao".

giọng Huế, địa phương hóa, Kim Tiến, Anh Phương

NSƯT Kim Tiến cho rằng không nên địa phương hóa Đài truyền hình Quốc gia

HK (tổng hợp)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tranh cãi về giọng nói của BTV thời sự