Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, việc bổ sung thêm chất xơ là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện mức cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc tim mạch, đột quỵ.
Nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể chủ yếu từ nguồn thực vật như trong rau các loại, các loại củ
Bên cạnh đó, ăn nhiều chất xơ còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2. Bởi khi bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống, cơ thể sẽ hấp thu nhanh vì đường bị phá vỡ nhanh hơn, giúp kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu.
Chất xơ có liên quan đến việc giảm cân bởi thực phẩm có nhiều chất xơ làm tăng khối lượng và làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm cân theo thời gian.
Theo các chuyên gia đinh dưỡng, nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể chủ yếu từ thực vật như trong rau các loại khoảng 0,7-2,8%, các loại củ như khoai, sắn, măng và các loại hạt (gạo, đậu đỗ, ngô, lúa mỳ...) có lượng xơ cao (0,7 -4,5%) và hoa quả chín có lượng xơ ít hơn (0,5-1,3%).
Dưới đây là top 5 loại rau củ giàu chất xơ nhất:
Bông cải xanh
Bông cải xanh có một số hàm lượng chất xơ cao trong hầu hết các loại rau
Bông cải xanh là một trong những loại rau tốt nhất để thêm vào bữa tối hoặc bữa trưa của bạn để cung cấp một số chất xơ. Nó có hàm lượng chất xơ cao nhất trong hầu hết các loại rau khoảng 2,6g chất xơ/100 g bông cải xanh.
Hoa atisô
Một bông atisô chứa 6,84 gam chất xơ, bằng 1/4 giá trị chất xơ khuyến nghị hàng ngày cho người lớn
Một bông atisô chứa 6,84g chất xơ, bằng 1/4 giá trị chất xơ khuyến nghị hàng ngày cho người lớn. Chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột vì nó giúp tạo khối và làm mềm phân, giúp đi ngoài dễ dàng hơn.
Atisô chứa hỗn hợp các chất xơ có lợi bao gồm chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan như inulin, giúp giảm lượng đường và cholesterol trong máu. Inulin cũng là một prebiotic, cung cấp vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn.
Khoai tây
Một củ khoai tây lớn có tới gần 7 gr chất xơ
Khoai tây bị mang tiếng xấu là chứa nhiều carb, nhưng chúng thực sự là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Một củ khoai tây lớn có tới gần 7g chất xơ, và bạn có thể dễ dàng thêm chúng vào bất kỳ món ăn nào bạn làm. Và hãy ăn cả vỏ khoai tây để không bị phung phí một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.
Khoai lang
Khoai lang là một loại củ rất giàu thành phần chất xơ
Khoai lang là một loại củ rất giàu thành phần chất xơ. Cụ thể, hàm lượng chất xơ có trong một củ khoai lang cỡ vừa khoảng 3,8 gam.
Trong đó hầu hết là chất xơ không hòa tan (chiếm khoảng 77-85%) thuộc dạng cellulose, hemicellulose và lignin. Khoảng 15-23% còn lại là chất xơ hòa tan dạng pectin.
Cả hai loại này cùng lên men và tạo ra axit béo để cung cấp năng lượng cho tế bào niêm mạc ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, thành phần chất xơ hòa tan trong khoai lang còn có khả năng hấp thụ nước khi vào đến ruột, giúp làm mềm phân và đẩy phân ra ngoài dễ dàng, giảm nguy cơ bị táo bón.
Cà rốt
Pectin là dạng chất xơ hòa tan chính trong cà rốt
Pectin là dạng chất xơ hòa tan chính trong cà rốt. Chất xơ này giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Ngoài ra, cà rốt còn có các chất xơ không hòa tan là cellulose, hemicellulose và lignin, có thể làm giảm táo bón và thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên hơn.
Theo Sức khỏe và Đời sống