Tôn trọng phép công là làm theo chính sách, pháp luật và ý nguyện, tiếng nói của đại đa số cử tri trong công việc cụ thể cũng như các vấn đề quốc kế dân sinh lâu dài.
Một trong những điều cử tri mong muốn đối với người lãnh đạo là lắng nghe dân nói. Dân nói thì có điều tốt và cũng có điều chưa tốt. Thông thường "trung ngôn nghịch nhĩ", nói thật, có ý kiến khác mình thì thường khó nghe; song với người lãnh đạo thì không thể thế. Chỉ có nghe dân nói thật, nói đúng hiện tượng và sự vật (cả tốt và xấu) thì mới có cách giải quyết thấu lý đạt tình. Tuy nhiên, trong khi xử lý, có thể có việc làm chưa đúng. Đó cũng là chuyện thường gặp, vì "nhân vô thập toàn". Người có tố chất lãnh đạo sẵn sàng nhận biết điều đó; nhưng nhận ra sai sót rồi thì phải sửa. Lại nữa, người lãnh đạo phải biết từ chối những cái gì không thuộc thẩm quyền và lợi ích của mình được chính sách, pháp luật quy định. Thường người có chức quyền cao thì có nhiều người nhờ cậy vẫn do quan niệm cũ "một người làm quan cả họ được nhờ". Nhưng, từ xưa cũng có câu "Thương em anh để trong lòng/Việc quan thì cứ phép công mà làm"...
Tôn trọng phép công là làm theo chính sách, pháp luật và ý nguyện, tiếng nói của đại đa số cử tri trong công việc cụ thể cũng như các vấn đề quốc kế dân sinh lâu dài.
ĐỒNG CHÍ