Tình yêu quê hương đất nước ấy được khắc họa rõ nét trong tranh của Hoàng Hà Tùng-người họa sĩ đất Hải Dương với những tác phẩm táo bạo và riêng biệt nhưng cũng rất đỗi gần gũi và bình dị.
Một đoạn của bức tranh rao giá 7 triệu USD.
Nguồn internet.
Ngày 15-1, hai bức tranh hoành tráng của họa sĩ được trưng bày trong buổi khai trương “Không gian vănhóa Việt” của Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam tại 79 Hàng Trống, Hà Nội. Đây là công trình hướng tới Đại lễ 1.000năm Thăng Long-Hà Nội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Dòng sông dát vàng dài 24m Bức
"Tranh quê" chất liệu sơn mài với dòng sông dát vàng dài 24m treo kín 3mặt tường của gian phòng hơn 200m2 mặt tiền phố Hàng Trống, họa sĩ Hoàng Hà Tùngquả quyết: “Tôi dám chắc, đây là bức tranh sơn mài dài nhất Việt Nam”.
Nảy ý tưởng từ năm 1993, vẽ phác thảo năm 2000 và đến năm 2004 thì hoàn thànhtác phẩm
"Tranh quê" gồm 12 bức, được xem là 12 chương trong bản giao hưởng củamột đời người.
Khởi đầu là hình ảnh những đứa trẻ ngồi trên lưng trâu với nhữnglá sen, ngó sen, cánh diều bay lơ lửng để rồi tiếp vào chương 2 - những đứa trẻtiến vào Cửa sinh - nơi 2 cột trụ vẽ gương mặt những thế hệ đã khuất tượng trưngcho chiều dài của văn hóa Việt với những trầm tích và thăng hoa tiếp nối. Cácchương sau, thông qua hành trình tới Cõi về của một kiếp người, tác giả thể hiện“sự hiểu” và quan điểm của mình về đời sống xã hội Việt, như Mưu sinh, Ra trận,Đạo và đời, Chết...
“Tôi đặc biệt tâm đắc với những gì thể hiện ở chương 12” - họa sĩ Hoàng Hà Tùngtâm sự: “Trong chương này tôi vẽ cách điệu 5 người đàn bà khỏa thân, vận khănđen và chống gậy bằng những tàu sen khô. Đó là những người đã chết và khi chếthọ công bằng như nhau, không ai hơn ai, cho dù lúc sống người này là quan vàngười kia có thể là một người hành khất. Lâu nay, người ta vẫn nói “Cái chết làsự công bằng nhất”. Và tôi đã sử dụng ngôn ngữ độc đáo nhất của hội họa để thểhiện sự công bằng này”.
Cũng theo họa sĩ Hoàng Hà Tùng, có lẽ chưa họa sĩ nào vẽ một dòng sông dát vàngdài tới 24m như anh. Dòng sông trong bức tranh là ký ức đầy cảm xúc của anh vềdòng sông
Lựng Trai (có nghĩa là nơi hội tụ của những con trai) chảy qua thônĐồng Cống, Chí Linh, Hải Dương quê anh.
Từ năm 2000, phác thảo
"Tranh quê" (vẽ bột màu trên giấy) đã được Khoa Mỹ thuật,Trường Đại học Toronto (Canada) mua làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên. Số tiền bánphác thảo được góp thêm vào để hoàn thiện bản gốc
"Tranh quê" bằng chất liệu sơnmài. Sau khi bức tranh hoàn thiện, tác giả đã tổ chức một buổi rước tranh khá ồnã từ thôn Đồng Cống lên đồi thông ở Côn Sơn (khoảng 6km) với sự tham gia củahàng trăm người dân quê trong trang phục xưa và giới văn nghệ từ Hà Nội xuống.
Chỉ định trưng bày tranh duy nhất 1 lần, trong 1 ngày... nhưng rồi theo yêu cầucủa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thành phố Hà Nội muốn có một tác phẩm hoành tráng để khaitrương "Không gian văn hóa Việt", Hoàng Hà Tùng đã về quê ở Chí Linh “rinh” tácphẩm
"Tranh quê" về phố.
Được biết, bức tranh này Hoàng Hà Tùng rao giá 7 triệu USD và người định mua làgiám đốc một ngân hàng ở Mỹ đã “ngất” không nói được lời nào. Lý giải về cái giá“chơi trội” ấy, Hoàng Hà Tùng bảo: “Nếu ông ta đưa 7 triệu USD thật tôi cũngkhông bán. Tôi bỏ cả gia tài cùng với 4 năm, biết bao mồ hôi, công sức để làmnên bức tranh không phải vì mưu cầu lợi nhuận. Tôi muốn giữ bức tranh này lạicho quê hương để sau này các thế hệ con cháu của tôi khi xem bức tranh sẽ phảitự hào, rằng: “cha ông mình ngày trước cũng chịu chơi thật”.
Và một Ô Quan Chưởng “chẳng giống ai” Bức tranh “hoành tráng” thứ 2 mà Hoàng Hà Tùng “trưng” ở "Không gian văn hóa Việt"có tên
"Ô Quan Chưởng" - là bức bình phong 2 mặt với diện tích 2mx4m, chất liệusơn mài. “Ô Quan Chưởng là một trong những hình ảnh cổ mà thân thương với cácthế hệ người Hà Nội. Vì thế, đã có rất nhiều họa sĩ, kể cả các bậc tài danh ở Việt Namđều đã sáng tác về ô còn lại này ở đất Thăng Long với bút pháp và tình yêu củariêng mình với Hà Nội. Hà Nội không phải là quê của tôi, nhưng tình yêu của tôidành cho Hà Nội cũng không kém những người con Hà Nội gốc.
Có điều, bức tranh tôi vẽ Ô Quan Chưởng “chẳng giống ai”. Tôi không đi theo cảmxúc: Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo để sáng tác. Tôi vẽ bằng bút pháp cổ điển, kéodài các nét khiến Ô Quan Chưởng giống như Vạn Lý Trường Thành và hoàn toàn khôngcó người. Phía trên là những cành cây được vẽ cách điệu thành hình những conchim, con phượng hoàng bay lượn và hoàn hoàn toàn dát vàng như một sự hoài niệm.
Điều đặc biệt ở tác phẩm này chính là mặt sau của bức bình phong. Nếu như phíatrước là hình ảnh Ô Quan Chưởng được vẽ tĩnh thì mặt sau chính là “góc khuất”của đời sống Hà thành được tái hiện với sự ồn ã, hoan lạc... Phải có 2 mặt nhưthế - sáng và tối; tốt và xấu mới là đời sống và làm nên những giá trị mà nhờ nóÔ Quan Chưởng tồn tại đến ngày hôm nay”.
Khá tự hào về 2 bức tranh sơnmài hoành tráng về kích thước nhưng Hoàng Hà Tùng cũng khẳng định trong nghệthuật hoành tráng không nói lên điều gì. Vấn đề ở chỗ, người họa sĩ có đủ tiềmlực kinh tế, tài năng và bản lĩnh để khống chế độ hoành tráng của kích thước tạonên một tác phẩm có giá trị thực sự về nghệ thuật hay không.
Chưa mở cửa đónkhách nhưng đã có khá nhiều khách nước ngoài “tạt” vào phòng tranh trên hànhtrình thăm Hà Nội phố. Không bình luận về tác phẩm, nhưng dường như người kháchnào cũng xin tác giả cho phép chụp ảnh cùng tác phẩm hoặc ghi hình tác phẩm...
(Theo TTXVN)