Hỏi: Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội khóa XIII Kỳ họp thứ 6 đã tiếp thu ý kiến, trí tuệ của nhân dân như thế nào? Những vấn đề quan trọng mới đặt ra trong Dự thảo cuối cùng trình Quốc hội thông qua là gì?
Trả lời: Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Đảng đoàn Quốc hội đã nỗ lực, cố gắng trong việc tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phù hợp với tình hình mới.
Từ năm 2011 đến nay, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã xây dựng Dự thảo trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến và tổ chức việc lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy cao độ tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm, động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Dự thảo này đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có chất lượng, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, bám sát Cương lĩnh, các nghị quyết của Đại hội Đảng, nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu, về những quan điểm cơ bản, định hướng lớn của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Dự thảo khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của Đảng trước nhân dân; vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; thành phần kinh tế và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, thu hồi đất, bảo hộ quyền sử dụng đất; bảo vệ Tổ quốc, Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân...
Một số vấn đề quan trọng đặt ra trong Dự thảo cuối trình Quốc hội thông qua là:
1. Về Công đoàn
Trong bản Dự thảo, về Công đoàn được giữ nguyên ở một điều nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò to lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong giai đoạn mới. Đây cũng là nội dung đã được quy định trong các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992.
(Còn nữa)
(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)