Câu hỏi: Để đạt được mục tiêu tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta, cần thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nào?
Trả lời:
Đối với tổ chức đảng:
+ Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng.
+ Đổi mới, hoàn thiện tổ chức, chức năng nhiệm vụ, hoạt động của các tổ chức đảng các cấp.
+ Chuyển Học viện Hành chính từ Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về Bộ Nội vụ và tổ chức lại cho hợp lý; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để phù hợp với vị trí, chức năng là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương.
+ Thực hiện chủ trương không nhất thiết ở Trung ương có ban đảng, đảng bộ nào thì ở địa phương cũng phải có ban đảng, đảng bộ đó; căn cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí và quy định khung của Trung ương, cấp uỷ địa phương có thể lập (hoặc không lập) tổ chức sau khi được sự đồng ý của cấp ủy cấp trên có thẩm quyền. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan tham mưu giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp uỷ cấp tỉnh, cấp huyện.
Xem xét việc thành lập ban kinh tế ở một số Tỉnh ủy, Thành ủy.
- Đối với Nhà nước:
+ Nghiên cứu bổ sung một số thẩm quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực giữa hai kỳ họp Quốc hội.
+ Kiện toàn các tổ chức trực thuộc Quốc hội.
+ Hoàn thiện các cơ chế về đại biểu Quốc hội.
+ Tiếp tục đổi mới quy trình và nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
+ Hoàn thiện chế định về Chủ tịch nước.
+ Kiện toàn tổ chức bộ máy của Văn phòng Chủ tịch nước đáp ứng yêu cầu tham mưu, giúp việc Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước trong tình hình mới theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
+ Tiếp tục đổi mới hoạt động của Chính phủ, cải cách hành chính.
+ Khắc phục tình trạng chồng chéo hoặc bỏ trống trong quản lý nhà nước ở Trung ương.
+ Hoàn thiện cơ chế phân cấp theo hướng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, đồng thời bảo đảm sự quản lý thống nhất của Trung ương.
+ Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.
+ Điều chỉnh cơ cấu tổ chức chính quyền các cấp ở địa phương.
+ Phân định chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, đặc thù.
+ Điều chỉnh chính quyền cơ sở phù hợp yêu cầu mới.
+ Tiếp tục thực hiện một số chủ trương trong cơ chế lãnh đạo ở địa phương.
+ Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức của tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp; đổi mới và kiện toàn các tổ chức bổ trợ tư pháp.
+ Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án.
+ Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát.
- Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội:
+ Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước, đổi mới cơ chế tài chính đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng thêm tính tự chủ, chủ động hơn trong hoạt động; không "hành chính hóa" để gần dân, sát dân hơn.
+ Thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp, quy định về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ chế để nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.
+ Quy định chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của các hội theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật. Sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về quản lý tổ chức và hoạt động hội phù hợp với tình hình mới.
- Về biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:
+ Xác định biên chế một cách khoa học: Quy định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội để giao và quản lý biên chế cán bộ, công chức, xác định số lượng viên chức.
+ Thực hiện quản lý biên chế thống nhất: Nghiên cứu cơ chế quản lý biên chế thống nhất của cả hệ thống chính trị. Định kỳ hằng năm Bộ Chính trị nghe và cho ý kiến về quản lý biên chế và định hướng bố trí biên chế của cả hệ thống chính trị.
+ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế giao, quản lý và sử dụng biên chế: Thực hiện chế độ kiêm nhiệm các chức danh phù hợp và tiếp tục thí điểm khoán kinh phí hành chính để khuyến khích giảm biên chế. Thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức trong hệ thống chính trị.
+ Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế.
+ Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công, xã hội hóa dịch vụ công.
+ Sửa đổi quy định về cán bộ, công chức cấp xã.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng cao.
+ Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu cấp chiến lược ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước.
+ Thực hiện cơ chế thu hút, tuyển dụng người tài.
(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)