Tiền nhiều có mua được hạnh phúc?

12/07/2023 16:48

Đó là câu hỏi mà các nhà triết học, kinh tế học và khoa học xã hội đã vật lộn trong nhiều thập kỷ. Đối với hầu hết người Mỹ, dường như câu trả lời là có.

Hai nhà nghiên cứu nổi tiếng, Daniel Kahneman và Matthew Killingsworth, đã đưa ra kết luận này trong một nghiên cứu chung được công bố trong kỷ yếu của viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ hồi tháng 3, trái ngược với suy nghĩ của nhiều người rằng càng kiếm được nhiều tiền, con người càng hạnh phúc.

Trước đây Kahneman, nhà kinh tế học và nhà tâm lý học từng đoạt giải Nobel từng đưa ra một kết quả nghiên cứu năm 2010 cho rằng rằng "sức khỏe tinh thần của con người tăng lên cùng với thu nhập ổn định nhưng ngưỡng là 75.000 USD một năm, vượt quá con số này chỉ số hạnh phúc không có gì thay đổi".

Nhưng vào năm 2021, Killingsworth, một nhà nghiên cứu về hạnh phúc và là thành viên cấp cao tại trường Wharton của Đại học Pennsylvania, phát hiện ra rằng hạnh phúc không ổn định sau ngưỡng 75.000 USD nhưng tiếp tục tăng lên khi thu nhập vượt quá 200.000 USD một năm.


Ảnh minh họa

Kahneman và Killingsworth cho biết nghiên cứu mới nhất của họ là một "sự hợp tác đối kháng". Họ cho biết nghiên cứu mới nhất đã điều chỉnh theo lạm phát.

Trong đó, Kahneman và Killingsworth khảo sát 33.391 người trưởng thành trong độ tuổi 18-65 sống ở Mỹ, đang làm việc và báo cáo thu nhập hộ gia đình ít nhất là 10.000USD một năm.

Để đo lường mức độ hạnh phúc, những người tham gia được yêu cầu báo cáo cảm xúc vào những khoảng thời gian ngẫu nhiên trong ngày thông qua một ứng dụng điện thoại thông minh do Killingsworth phát triển có tên "Theo dõi hạnh phúc của bạn".

Nghiên cứu đưa ra hai kết luận lớn: Thứ nhất, "hạnh phúc tiếp tục tăng theo thu nhập ngay cả ở mức thu nhập cao" đối với đa số mọi người. Điều đó cho thấy với đa số, có nhiều tiền hơn có thể ngày càng hạnh phúc hơn.

Nhưng nghiên cứu cũng phát hiện có một "thiểu số bất hạnh", khoảng 20% người tham gia. "Sự bất hạnh giảm đi khi thu nhập tăng lên đến một ngưỡng, sau đó không có tiến triển gì thêm".

Những người này có xu hướng trải qua những đau khổ tiêu cực mà thường không thể giảm bớt bằng cách kiếm nhiều tiền hơn, ví dụ như mất người thân hoặc trầm cảm lâm sàng. Đối với họ, sự đau khổ giảm bớt khi thu nhập tăng lên khoảng 100.000 USD nhưng rất ít vượt quá mức đó, nghiên cứu cho biết.

Killingsworth cho hay, nói một cách đơn giản, hầu hết mọi người hạnh phúc hơn khi thu nhập tăng. Ngoại lệ là những người khá giả về tài chính nhưng không hạnh phúc. Ví dụ dù giàu nhưng khốn khổ, tiền không giúp được gì. Với những người khác, nhiều tiền hơn sẽ hạnh phúc hơn ở các mức độ khác nhau.

Nghiên cứu thừa nhận với nhiều người, hạnh phúc thay đổi hàng ngày và với "những người hạnh phúc không phải tất cả đều như nhau" nhưng có "mức độ hạnh phúc" và thường là "mức trần" cho hạnh phúc.

Nghiên cứu cũng cho thấy tiền có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc khác nhau, tùy thuộc vào thu nhập. Trong số những người có thu nhập thấp hơn, "phần dưới cùng của phân phối hạnh phúc tăng nhanh hơn nhiều so với phần trên cùng của phạm vi thu nhập đó".

Trong tuyên bố của mình, Killingsowrth nói rõ tiền không phải là tất cả, "chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định hạnh phúc". "Tiền bạc không phải là bí quyết mang lại hạnh phúc, nhưng nó có thể giúp ích một chút", vị này nói.

Theo VnExpress

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tiền nhiều có mua được hạnh phúc?