Hình ảnh hiện trường cho thấy chiếc tiêm kích vỡ nát khi lao xuống khu dân cư cạnh một con đường, khiến nhiều nhà dân bốc cháy. Phi công phóng dù thoát hiểm trước khi tiêm kích lao xuống và bị thương trong sự cố.
CCTV cho hay phi công cùng một người dân đã được đưa vào bệnh viện điều trị thương tích, trong khi một người thiệt mạng tại hiện trường. Nguyên nhân tai nạn và số người thương vong đang tiếp tục được điều tra.
Không quân Trung Quốc từng ghi nhận một số vụ rơi tiêm kích khi đang bay huấn luyện. Một phi công Trung Quốc hồi năm 2015 bật dù thoát khỏi chiếc máy bay đang lao xuống sườn đồi.
Năm 2013, một phi công quân sự Trung Quốc thiệt mạng khi tiêm kích do người này điều khiển rơi trong lúc bay huấn luyện ban đêm ở phía đông tỉnh Chiết Giang.
Sân bay Lão Hà Khẩu có đường băng dài 5.960 m, khai trương năm 1959 và ngừng tiếp nhận các chuyến bay dân dụng sau khi sân bay Lưu Tập ở Tương Dương mở cửa năm 1989. Sân bay đang chủ yếu phục vụ đào tạo phi công tiêm kích từ đơn vị không quân thuộc quân khu Quảng Châu.
J-7 là biến thể tiêm kích đánh chặn MiG-21, được Trung Quốc sản xuất theo giấy phép của Liên Xô vào thập niên 1980. Trung Quốc đã biên chế khoảng 2.400 chiếc J-7, cũng như sản xuất biến thể F-7 để xuất khẩu ra nước ngoài, thậm chí tới Mỹ để nước này huấn luyện chiến thuật không chiến với tiêm kích Liên Xô.
Tiêm kích J-7 có thể đạt tốc độ tối đa 2.200 km/h, tầm bay 2.200 km, bán kính chiến đấu 850 km. Quân đội Trung Quốc gần đây đã loại biên hàng nghìn tiêm kích thế hệ hai, trong đó có J-7, song vẫn giữ lại một số máy bay phục vụ huấn luyện.
Theo VnExpress