Thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa

03/09/2010 12:00

Bộ hồ sơ Ty Khí tượng đảo Hoàng Sa 1955 là tài liệu gốc với đầy đủ chữ ký, con dấu của các quan chức liên quan đương thời, cho thấy Việt Nam đã thực thi chủ quyền đầy đủ trên quần đảo Hoàng Sa.

Chuyến hải hành “đặc biệt”

Như báo chíđã đưa tin, trong bộ hồ sơ Ty Khí tượngtại đảo Hoàng Sa 1955, ngoài 6 trang văn bản đề nghị phê duyệt kinh phítu sửa Ty Khí tượng đảo Hoàng Sa (bằng tiếng Pháp), còn có 4 trang vănbản tiếng Việt.

Theo đó, có 2 công văn của Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng gửi Quậntrưởng Quận Công chánh Bắc Trung Việt tại Huế đề nghị xúc tiến côngviệc và văn bản gửi Ty Công chánh Quảng Nam thông tin về cách thức,ngày giờ đưa nhân công, vật liệu ra đảo để thực thi nhiệm vụ. Cả haivăn bản trên đều do Trưởng trung tâm Khí tượng Đà Nẵng, kỹ sư khí tượngngười Pháp là H.Cecillon  ký tên đóng dấu.

Công văn của Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng gửi Trưởng ty Công chánh Quảng Nam, ngày 29-7-1955, có trích yếu: Tusửa Ty Khí tượng Hoàng Sa (Pattle), tham chiếu: bản chiết trù của quýty ngày 12-5-1955 là 22.000 đồng; nội dung: “Tôi hân hạnh tin để ôngbiết bản chiết trù tu sửa Ty Khí tượng Hoàng Sa (đảo Pattle) đã được BộTài chánh duyệt y ngày 13-7-1955, số 432MF/APP. Vậy trân trọng yêu cầuông cho trù liệu để đến ngày 5-8-1955, có thể phái thợ mang theo thựcphẩm cần thiết cho họ cùng vật liệu ra đó để tu sửa. Chuyến tàu đặc biệt nàycó thể khởi hành từ Đà Nẵng khoảng từ 5 đến 11-8-1955. Thời gian khoảngmột tuần lễ được định liệu cho công tác này. Xong việc sẽ có một chuyếntàu đặc biệt được cử ra đảo để đón thợ về. Trân trọng kính chào ông!” - H.Cecillon, Kỹ sư khí tượng (ký tên đóng dấu).


Các trang văn bản về xúc tiến công việc và yêu cầu điều chỉnh các hạngmục sửa chữa Ty Khí tượng trên đảo Hoàng Sa vào năm 1955 - Ảnh chụp lạitừ tư liệu gốc

Công văn của Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng gửi Quận trưởng Quận Côngchánh Bắc Trung Việt tại Huế, ngày 29-7-1955 (số 715KT/DN/CV) có tríchyếu: Tu sửa Ty Khí tượng Hoàng Sa (Pattle); tham chiếu: bản chiếttrù lập bởi Ty Công chánh Quảng Nam ngày 12-5-1955, số tiền là 22.000đồng; nội dung: “Tôi trân trọng tin để ông biết, bản chiết trù chiếuthượng đã được Bộ Tài chánh duyệt y ngày 13-7-1955 với số 432 MF/ĐPP.Vì sự đi về đảo đó mất nhiều thể thức phức tạp và đã định liệu mộtchuyến tàu đặc biệt cử ra Hoàng Sa vào khoảng từ 4đến 10-8-1955, tôi trân trọng yêu cầu ông, khi bản chiết trù đó qua quýquận, thông tri cho Ty Công chánh Quảng Nam phụ trách công tác đó, địnhliệu đủ thì giờ để thi hành nhiệm vụ. Ty này đã được chúng tôi báo trựctiếp, nhưng thể thức thi hành còn do nơi quý quận chuyển chính thức bảnchiết trù. Trân trọng kính chào ông!” - H.Cecillon, Kỹ sư khí tượng (ký tên đóng dấu).

Như vậy, theo nội dung hai công văn này, công việc ra đảo để tiếnhành tu sửa Ty Khí tượng tại đảo Hoàng Sa đã được ấn định ngày giờ vàokhoảng từ ngày 4 đến 11-8-1955. Điểm đáng lưu ý là trong cả hai văn bản, khiđề cập đến chuyến tàu “đặc biệt” đều có gạch chân, cho thấy công việcra đảo để thi công và trở về được đặc biệt chú trọng và chuẩn bị rấtchu đáo, khác với các chuyến hải hành thông thường.

Điều chỉnh hạng mục xây dựng

Trong bộ hồ sơ còn có bản sao công văn của Nha Giám đốc khí tượngViệt Nam ngày 16-8-1955 (số GĐ 1052/C/VL) gửi Quận trưởng Quận Côngchánh Bắc Trung Việt tại Huế. Công văn có trích yếu: Công tác tu bổ công thự khí tượng tại Đà Nẵng và đảo Hoàng Sa. Trong công văn này, Giám đốc Nha khí tượng Việt Nam có ý kiến như sau: “Đểthích ứng với nhu cầu hiện tại, bản nha trân trọng yêu cầu ông thay đổimột vài công tác trước đây đã trù liệu trong bản chiết trù công tác tubổ công thự Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng và Ty Khí tượng đảo Hoàng Sa.Thay vì đặt các tháp phong-lực-kế, bản nha sẽ ráp các máy đó lên sânthượng của công thự ở Đà Nẵng cũng như ở Hoàng Sa. Như vậy, việc làmmột bệ xi măng 1,7m x 1,7m ở cả hai nơi đều trở nên vô ích”.

Theo đó, Nha Giám đốc khí tượng Việt Nam yêu cầu Quận trưởng QuậnCông chánh Bắc Trung Việt tại Huế thay đổi một số hạng mục tu sửa ởTrung tâm Khí tượng Đà Nẵng và tại đảo Hoàng Sa. Riêng đối với công táctu sửa Ty Khí tượng tại đảo Hoàng Sa theo bản chiết trù 22.000 đồng,Nha Giám đốc khí tượng Việt Nam yêu cầu: “bỏ việc xây bệ xi măngcủa tháp phong-lực-kế (2.750 đồng) và lấy kinh phí đó để xây một trụvuông 0,4m x 0,4m, cao 1m để đặt máy nặng hiệu Campbell; gắn chân cộtăng-ten, dây chằng, thang, chân lều máy khí tượng... Nhân dịp xin tinông rõ chuyến tàu của hải quân Pháp sẽ khởi hành tại Sài Gòn ngày18-8-1955 để ra Đà Nẵng và đảo Hoàng Sa”. Ký tên Đo Đinh Cuong (tên riêng văn bản không có dấu - PV).

Văn bản này được Quận Công chánh Bắc Trung Việt sao để gửi cho Giámđốc Nha Công tác phi trường ở Sài Gòn, mục đích đòi lại hồ sơ đã chuyểntrước đây (số 4474 CC/KT, ngày 6-6-1955) về lại để chỉnh sửa theo đềnghị của Nha Giám đốc khí tượng Việt Nam, đồng thời sao gửi Ty Côngchánh Quảng Nam ở Đà Nẵng để biết.

oOo

Bộ hồ sơ Ty Khí tượng đảo Hoàng Sa 1955 là tài liệu gốc với đầy đủchữ ký, con dấu và bút tích xử lý công việc của các quan chức liên quantrong ngành giao thông công chánh, khí tượng và tài chánh đương thời,cho thấy Việt Nam đã thực thi chủ quyền đầy đủ trên quần đảo Hoàng Salúc bấy giờ. Cùng với những tư liệu lịch sử liên quan đã công bố trướcđây, bộ hồ sơ này một lần nữa khẳng định Việt Nam đã thực thi chủ quyềnmột cách liên tục qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau trên quần đảoHoàng Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.

(Theo Thanh niên)

(0) Bình luận
Thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa