Bộ GDĐT vừa ban hành hướng dẫn thực hiện Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia diễn ra trong 3 ngày, từ 25 đến 27.6.
Thí sinh nghe tư vấn về kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh 2018 tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp ở Hà Nội - Ảnh: Phương Chinh
Ngày 24.6, thí sinh tập trung để làm thủ tục dự thi.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia học chương trình THPT sẽ phải làm 5 bài thi gồm 3 bài thi độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp là khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn vật lý, hóa học, sinh học) và khoa học xã hội (tổ hợp các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).
Học sinh học chương trình giáo dục thường xuyên sẽ dự thi bắt buộc 3 bài là toán, ngữ văn và một trong hai môn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.
Tuy nhiên, thí sinh có thể chọn dự thi cả hai bài thi tổ hợp, thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cũng có thể chọn dự thi thêm bài Ngoại ngữ để tăng cơ hội sử dụng kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng.
Bài thi ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận với 120 phút, các bài thi còn lại sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, trong đó bài thi toán có thời gian 90 phút, ngoại ngữ 60 phút. Các bài thi tổ hợp có tổng thời gian 150 phút, mỗi môn thành phần trong bài thi có thời gian là 50 phút.
Theo hướng dẫn, từ ngày 1.4 đến ngày 20.4, các đối tượng thí sinh, các đơn vị đăng ký dự thi sẽ tiến hành đăng ký, tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi và nhập dữ liệu thí sinh vào phần mềm quản lý thi.
Việc chấm thi sẽ kết thúc vào ngày 10.7 và ngày 11.7 các sở GDĐT, các đơn vị đăng kí dự thi công bố kết quả thi.
Kì thi THPT quốc gia năm 2018 được thực hiện với hai mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT đối với học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục THPT và sử dụng kết quả thi vào việc tuyển sinh đối với các trường đại học, cao đẳng.
Lịch thi THPT quốc gia năm 2018: