"Đây là chương trình làm cho dân, dân được hưởng thụ, do đó quan trọng là không được tạo tâm lý ỷ lại trong dân", ông Hồ Xuân Hùng - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nói về kế hoạch thực hiện chương trình nông thôn mới.
Trồng cây cảnh thu nhập cao ở xã nông thôn mới Tân Thịnh, Lạng Giang, Bắc Giang. |
Chínhphủ đã chính thức ban hành chương trình, mục tiêu quốc gia về nông thônmới. Vậy kể từ nay, chương trình này có được dành một nguồn vốn cứnghay chỉ là lồng ghép với các chương trình, mục tiêu quốc gia khác, thưaông?
-Thực chất, trong cơ cấu tổngnguồn vốn có đến 23% là lồng ghép rồi, chỉ có 17% là vốn mới. Nhưng cócái hay là lần đầu tiên chúng ta tổng hợp được tất cả chương trình, mụctiêu quốc gia lại với nhau, không để cái sau phá cái trước. Việc gomcác chương trình ở đây không chỉ là phép cộng, mà phải tổng chỉ huyđược các chương trình để cho có hiệu quả nhất, hợp lý nhất để thực hiệnchương trình này.
Đến nay, chúng ta mớiđang tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới ở 11 xã điểm. Tại các xãnày, vốn vẫn là điều trăn trở nhất. Nhiều địa phương còn phải huy độngrất nhiều sức dân. Ông đánh giá ra sao về thực trạng này?
TheoQuyết định 800 ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệtChương trình, mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến năm 2015 cảnước phải có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, đến năm 2020 consố này là 50% số xã. Thời gian thực hiện chương trình trong 10 năm(2010-2020), phạm vi thực hiện được áp dụng trên toàn quốc…-Trướctiên, chúng ta phải làm được quy hoạch, rồi duyệt đề án, khi đó mới lênđược cơ cấu nguồn vốn, khâu nào nhà nước sẽ đầu tư 100%, việc gì thuộcchương trình, mục tiêu quốc gia hay có tính chất quốc gia. Kế đó, mớilà nguồn ngân sách bổ sung, cuối cùng là của tỉnh, huyện, xã hay dânđóng góp. Thực tế, sức dân được huy động không nhất thiết cứ phải làgóp vốn, mà có thể huy động người dân tham gia chỉnh trang, cải tạovườn tạp của gia đình mình. Còn làm đường giao thông, trường học, bệnhviện… phải là ngân sách nhà nước. Có thể nói, nguồn vốn cho 11 xã điểmđược đảm bảo rất tốt.
Trong cơ cấu nguồn vốncho mỗi xã, ngân sách nhà nước đóng góp 40%, còn lại dân đóng 10%,doanh nghiệp 20%, vốn tín dụng 30%. Hầu hết các tỉnh đều tự bỏ ngânsách ra để thực hiện, nhất là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Mặcdù chưa có kết quả cụ thể, song có thể nói qua việc xây dựng nông thônmới ở 11 xã điểm đã có những tác động tích cực. Vậy, sau khi thí điểmxong, chúng ta sẽ tiếp tục làm gì, thưa ông?
-Đã gọi là làm điểm thì phải làm cho xong, cho rõ hình hài đã. Chúng tamuốn nhân rộng ra các xã khác thì phải có kết quả cụ thể là 1, 2 hay 3…chứ không thể là 0 được. Thông qua việc xây dựng nông thôn mới ở 11 xãđiểm, chúng tôi nhận thấy sự phân vân lớn nhất vẫn nằm ở vấn đề nguồnlực. Tôi cũng xin khẳng định là đây là chương trình làm cho dân, dânđược hưởng thụ, chứ không phải làm cho nhà nước, do đó quan trọng làkhông được tạo tâm lý ỷ lại trong dân. Chúng tôi đã tính toán và chorằng, nguồn lực chính để phát triển nông thôn về lâu dài vẫn cần cácdoanh nghiệp và các tổ chức khác vào cuộc mới tạo được sự phát triểnlâu dài và bền vững, nhất là về sản xuất.
Xin cảm ơn ông!
(Theo Nông thôn ngày nay)