Tập trung mạnh phát triển nhà ở xã hội

19/12/2012 19:36

Phiên họp Chính phủ tháng 12-2012 sẽ ban hành một Nghị quyếtchuyên đề về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bấtđộng sản.



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc.

Tiếp theo buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19/12, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Thủ tướng Vũ VănNinh cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có cuộc làm việc chuyên đề vớilãnh đạo thành phố Hà Nội, các ngân hàng thương mại, Hiệp hội bất động sản nhằmđánh giá, thảo luận các biện pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất độngsản và xử lý nợ xấu.

Sau buổi làm việc này, Chính phủ sẽ thảo luận nội dung nàytrong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2012 và sẽ ban hành một Nghị quyếtchuyên đề của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bấtđộng sản.

Hạn chế nguồn cung, kích thích và hỗ trợ nguồn cầu


Theo báo cáo của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản và sàn giao dịch bất độngsản, tổng số căn hộ tồn kho của Hà Nội hiện là gần 5.800 căn, tương ứng trên566.600 m2 sàn; nhà thấp tầng (biệt thự, nhà liền kề) tồn kho 3.483 căn, tươngứng 874.825 m2 sàn; nhà ở thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ (đang tiếp tụcnhận đơn mua nhà); diện tích sàn văn phòng đủ điều kiện cho thuê tồn khoảng175.000 m2...

Hiện nợ xấu bất động sản của Hà Nội chiếm khoảng 13% tổng dư nợxấu của ngân hàng. Như vậy, thị trường nhà ở thương mại phân khúc cấp cao, thấptầng đã rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu thực sự của xã hội. Trong khi nhucầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập trung bình, thu nhập thấp còn rất lớn(khoảng 375.000 hộ có bình quân diện tích dưới mức trung bình, tương đương 52%số hộ trên địa bàn thành phố; khoảng 114.500 cán bộ, công nhân viên chức có nhucầu mua nhà ở).

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo cho rằng, nguyên nhân đóngbăng, trầm lắng của thị trường bất động sản Hà Nội do sự phát triển quá nóngtrong thời gian qua, đặc biệt do tình hình kinh tế suy giảm, sức mua giảm sút.Giá nhà tăng mạnh chủ yếu là do đầu cơ, nhiều nhà đầu tư chưa tuân thủ quy luậtkinh tế thị trường, chỉ tập trung vào những phân khúc có sinh lời cao mà khôngquan tâm đến nhu cầu thực sự của thị trường, dẫn đến thị trường nhà ở mất cânđối, dư thừa nhà ở cao cấp trong lúc thiếu nhà ở phân khúc cho người thu nhậptrung bình và người thu nhập thấp. Thêm vào đó là chính sách tài chính, tín dụngcho thị trường bất động sản chưa hoàn chỉnh và còn bất cập.

Thủ tục hành chính trong quy hoạch kiến trúc, đầu tư xây dựng, đất đai, bồithường hỗ trợ giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quá trìnhphát triển thị trường nhà ở. Quản lý nhà nước về thị trường bất động sản chưahiệu quả; vai trò điều tiết của Nhà nước đối với thị trường bất động sản chưađược phát huy, nhà nước chủ yếu thực hiện công tác quản lý, chưa thể hiện rõ vaitrò điều tiết, cân đối cơ cấu nhà ở phù hợp với nhu cầu thị trường.

Lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương, ngân hàng đều nhận định, khó khăn của thịtrường bất động sản xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc bùng phátvề giá và lượng giao dịch trong thời gian ngắn tại Hà Nội và các thành phố lớnđã phát đi những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và khả năng chi trả thực sự củathị trường, dẫn đến các doanh nghiệp đã đổ xô vào đầu tư phát triển bất độngsản, kể cả các doanh nghiệp không có kinh nghiệm và năng lực tài chính yếu. Cùngvới đó là cơ cấu hàng hóa bất động sản phát triển mất cân đối, các doanh nghiệpchú trọng quá nhiều vào đầu tư loại nhà cao cấp, diện tích lớn; chương trìnhphát triển nhà ở xã hội phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, người có thunhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân lao động tại các khu công nghiệp chậmđược triển khai, vì vậy thị trường nhà ở phi hàng hóa còn thiếu, gây khó khănnhà ở cho một bộ phận lớn dân cư đô thị.

“Có thế nói rằng, đến nay thị trườngcăn hộ cao cấp dần rơi vào bão hòa, thiếu hàng hóa có quy mô và giá cả phù hợpvới đa số nhu cầu của người dân. Cung trên thị trường bất động sản là vừa thiếulại vừa thừa,“ ông Phan Đức Tú, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầutư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhận định.

Trước thực trạng khó khăn của thị trường bất động sản, Chủ tịch Ủy ban Nhân dânThành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, chủ trương của Thành phố Hà Nội làcắt giảm, hạn chế nguồn cung, kích thích và hỗ trợ nguồn cầu, điều chỉnh cơ cấunguồn vốn cho phù hợp với nguồn cầu, tăng cường vai trò quản lý nhà nước.

Một sốnhóm giải pháp chính được xác định là: rà soát lại cung, cầu về nhà ở, xác địnhnhu cầu cụ thể thị trường để cơ cấu lại sản phẩm; có chính sách kích cầu, tạođiều kiện cho người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở tiếp cận được quỹ nhà vànguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanhnghiệp bất động sản, nhất là giải quyết nợ xấu và chính sách hỗ trợ về vốn, vềgiải quyết quỹ nhà tồn đọng.

Hà Nội đề nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết về mộtsố giải pháp tháo gỡ và ổn định thị trường bất động sản làm cơ sở để các bộ,ngành Trung ương, các địa phương tổ chức thực hiện; phê duyệt dự án nợ xấu; xemxét phê duyệt Đề án về một số cơ chế, chính sách nhà ở cho đối tượng hưởng lươngtrên địa bàn thành phố. Đồng thời đề nghị các bộ, ngành chức năng đề xuất vớiChính phủ điều chỉnh, bổ sung các chính sách về tính dụng, thuế, đất đai, nhưtiếp tục thực hiện quy định về giãn nộp tiền sử dụng đất theo Nghị quyết 13 củaChính phủ; xem xét việc giảm thuế VAT đối với người mua nhà lần đầu; xem xétkhoanh nợ xấu, giảm lãi suất tín dụng, thiết lập các gói tài chính hỗ trợ.

Rà soát từng dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến thống nhất quan điểm, trước khó khăn của thịtrường, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc tháo gỡ khó khăn cho thị trườngbất động sản là một việc làm hết sức cần thiết; cần tập trung cao độ với cácgiải pháp quyết liệt, đồng bộ vào tháo gỡ khó khăn cho thị trường này, bởi thịtrường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinhdoanh bất động sản, mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của các tổ chức tín dụng,gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanhnghiệp xây lắp, người lao động và do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, thị trường bất động sản tại HàNội có sự khác biệt so với thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, đó là tình trạngđóng băng xảy ra chậm hơn, số lượng dự án ít hơn, nhưng quy mô mỗi dự án và tổngthể lớn hơn; số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thị trường ít hơn; dưnợ bất động sản ít hơn, vốn chủ yếu huy động từ người mua nhà; giá nhà ở cũngcao hơn nếu so với các dự án cùng điều kiện.

Đề cập đến các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Bộtrưởng Trịnh Đình Dũng nêu ý kiến: Trước hết là phải thực hiện rà soát các dự ánphát triển nhà ở, khu đô thị mới, tiến hành phân loại các dự án phát triển nhàở, bất động sản và xử lý theo hướng dừng các dự án chưa giải phóng mặt bằng hoặcđang giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp kế hoạch phát triển của địa phương.

Đối với các công trình nhà ở đang thi công dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng tồnkho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn, tùy theo từng khu vực, cho phépđiều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đạibộ phận người dân. Với các dự án phát triển nhà ở thương mại đã giải phóng mặtbằng nhưng chưa triển khai công trình nhà ở, cho phép cơ cấu lại dự án, chuyểnsang làm nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp, công nhân lao động.

Ngoàira, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng cũng cần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính từ khâu thẩm định, phêduyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án. Đặc biệt là giảiquyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thicông dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường; thủ tục chuyển đổi từ dự án nhàở thương mại sang nhà ở xã hội.

Khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ hết mức cho người dân có nhu cầu thực sựvề nhà ở, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đề xuất việc tháo gỡ khó khăn cho thị trườngbất động sản phải cần một giải pháp dài hơi, trong đó hết sức lưu ý đến việctiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quanđến phát triển đô thị và nhà ở, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển ổnđịnh, theo quy hoạch, kế hoạch.

Đồng tình với quan điểm nêu trên của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang và Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ chorằng, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển, bán nhà ở xã hội nên xem xét, mở rộnghình thức cho thuê nhà ở xã hội.

Đánh giá cao sự nỗ lực của Hà Nội trong tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất độngsản thời gian qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Hà Nội cần tiếp tục thựchiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâudài trong tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trong đó chú trọng đếncông tác điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo cân đối cung cầu về nhà ở; đồng thời lưuý hơn nữa vào kích cầu, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở sinh viên, nhà ở côngnhân.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, để giải quyết nhà ở tồn động, các Ngânhàng thương mại phải mở ra tín dụng cho người mua. Bên cạnh đó, phải mở rộnghình thức cho thuê nhà nhằm góp phần đáp ứng tối đa các nhu cầu về nhà ở của cáctầng lớp nhân dân. Ngoài ra, cũng có ý kiến đề xuất việc nghiên cứu quy địnhloại hình nhà ở sở hữu có thời hạn để đa dạng hóa các loại hình nhà ở, phù hợpvới tình hình thực tế của thị trường; cho phép chuyển đổi các dự án nhà ở tồnkho không bán được sang các công trình dịch vụ đang có nhu cầu và phù hợp vớiquy hoạch như bệnh viện, trường học, khách sạn, dịch vụ thương mại; đề nghị cácdoanh nghiệp bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấudoanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế.

Tập trung mạnh vào phát triển nhà ở xã hội

Đánh giá cao những giải pháp mà Hà Nội đề ra trong tháo gỡ khó khăn cho thịtrường bất động sản, cho đây là những giải pháp thiết thực đóng góp vào các giảipháp chung của Chính phủ trong giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tình trạng ứ đọng, khó khăn của thị trườngbất động sản có nhiều nguyên nhân, trong đó trước hết phải kể đến là những yếukém trong công tác quản lý, quy hoạch. Vì vậy Hà Nội phải đặc biệt lưu ý côngtác rà soát lại quy hoạch, phát triển thị trường nhà ở theo hướng có cơ cấu hợplý, tập trung nguồn lực để tiếp tục phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người cócông, nhà ở công nhân, sinh viên, cán bộ công chức… Cùng với đó là nghiên cứuxây dựng các định chế tài chính để hỗ trợ thị trường.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngchỉ đạo thành phố xây dựng chính sách khuyến khích, kích cầu về nhà ở; đảm bảocho người có thu nhập thấp cũng có mua được, hoặc thuê được nhà ở với giá cả hợplý.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý thành phố cần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tụchành chính, đảm bảo đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong các giao dịch bấtđộng sản. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, phát triển nhà ở, kinh doanhbất động sản. Thực hiện hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp, tập trung cơ cấu lạisản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, hạ giá thành sản phẩm, cung cấpsản phẩm trực tiếp đến khách hàng có nhu cầu thực, tránh qua trung gian, đầu cơ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh việc tập trung xửlý nợ xấu bất động sản, trích lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thếchấp... cần nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp, khả thi nhằm hỗ trợ các hộdân vay để mua nhà ở xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý các bộ, ngành chức năng và Hà Nội cần tăngcường tính công khai, minh bạch thông tin về các hoạt động thị trường bất độngsản, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, tổng thể các giải pháp để từng bước tháo gỡkhó khăn cho thị trường bất động sản, “làm ấm” từng phần thị trường, tiến tới sựlành mạnh hóa hoạt động và phát triển bền vững thị trường bất động sản trongthời gian tới.

Thiện Thuật(TTXVN)

(0) Bình luận
Tập trung mạnh phát triển nhà ở xã hội