Tái hiện Lễ lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung

10/01/2010 06:51

Phần lễ tái hiện cảnh anh hùng Nguyễn Huệ cưỡivoi bước vào sân hành lễ, đọc chiếu lên ngôi chính thức trở thành Hoàngđế lấy hiệu là Quang Trung trong không khí trangnghiêm với tiếng đại bác vang khắp trời đất.

Tối 9-1, tại núi Bân thuộc phường An Tây, thành phố Huế đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài Quang Trung và tái hiện lễ đăng ngôi của vị anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.

Lễhội năm nay diễn ra với quy mô hoành tráng, mở màn cho Festival Huế2010, đồng thời hướng tới chào mừng 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội.

Đây là lần thứ 2 lễ hội đăng quang của hoàng đếQuang Trung được tổ chức tại thành phố Huế sau kỳ Festival năm 2008.Nếu như kỳ trước buổi lễ diễn ra trên núi Bân thì năm nay diễn ra trướcsân hành lễ của tượng đài.

Tượng đài Hoàng đế Quang Trung cao 21m, thân tượngcao 11m, được làm từ 8 khối đá với 18 mảng, mỗi mảng có trọng lượng từ10-16 tấn, do nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ thực hiện. Đây là công trìnhtưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc đã có công đánh tan 29 vạn quânThanh, đem lại sự bình yên cho dân tộc.

Sau Lễ khánh thành tượng đài là lễ đăng ngôi củaHoàng đế Quang Trung. Phần lễ tái hiện cảnh anh hùng Nguyễn Huệ cưỡivoi bước vào sân hành lễ, đọc chiếu lên ngôi chính thức trở thành Hoàngđế lấy hiệu là Quang Trung. Lễ đăng ngôi diễn ra trong không khí trangnghiêm với tiếng đại bác vang khắp trời đất, ôn lại một bước ngoặt lịchsử của dân tộc.

Cách đây 220 năm, tại mảnh đất thiêng liêng núi Bân(hay còn gọi là núi Ba tầng), Nguyễn Huệ đã cho lập đàn tế trời, chínhthức lên ngôi. Sau khi lên ngôi, Hoàng đế cùng đội quân áo vải Tây Sơntiến quân thần tốc ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh vào mồng 5 tết KỷDậu.

Tham gia sự kiện này có nhiều màn trình diễn của1.300 diễn viên được huy động từ Học viện Âm nhạc Huế, truờng Văn hoáNghệ thuật Huế, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, các đoàn võ đến từ BìnhĐịnh... với những tiết mục gây ấn tương như: Điệu múa Chăm, múa cồngchiêng, múa võ cổ truyền...

Đêm lễ hội có ý nghĩa lịch sử, chính tri, văn hoásâu sắc nhằm khơi dậy truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, táihiện lại một buớc ngoặt  trong lịch sử nước nhà.

Đối với Tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là lễ hội có ýnghĩa bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lịch sử của vùng đất ThuậnHoá- Phú Xuân.

(Theo VOV)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tái hiện Lễ lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung