Bản thảo, bút tích, chữ ký... của nhà văn mang giá trịkhông nhỏ khi nghiên cứu về cuộc đời nghệ thuật của họ, nhất là ngày nay khi không ít nhàvăn chỉ còn "tác nghiệp" trên máy tính.
Nhà thư pháp Nguyễn Thiên Chương giữ nhiều bút tích của nhà thơ Phạm Phú Hải - Ảnh: Đông Dương
Bút tích, những cuộc đời cất giấu
Có những điều thay đổi thần kỳ như cổ tích. Nếu như cách đây hơnmười năm việc tìm một bản thảo, bút tích chép tay của một nhà văn đươngthời là một điều dễ như bỡn. Thậm chí biết có người muốn sưu tập búttích của mình, nhà văn có thể tìm một vài trang bản thảo để tặng, bâygiờ chuyện đó là khó. Bởi lẽ nhà văn hôm nay không còn mấy ai viết taynữa. Công nghệ thông tin với những tiện lợi khổng lồ của nó đã khiếncác nhà văn cập nhật và phải làm quen với nó. Để rồi tất cả bản thảorập khuôn nhau, trên giấy A4 với đủ kích cỡ font chữ lớn nhỏ. Triệttiêu mọi cá tính nghệ sĩ.
Bút tích nhà văn không chỉ là bản thảo mà còn mang trong đó hìnhbóng thời đại. Trong một lần được tiếp xúc với bà Phan Thị Minh, chịruột, người đang xử lý bản thảo của nhà văn Phan Tứ, chúng tôi được bàcho xem bộ tư liệu đồ sộ hàng nghìn trang bản thảo. Bà Minh nói tạmthời trong quá trình làm việc, xử lý bản thảo vẫn gọi đây là bộ Nhật kýchiến trường. Không ai chứng kiến mà không kinh ngạc khi biết Phan Tứcó một sức làm việc dữ dội như vậy. Hầu hết những trang nhật ký đượcviết trong lửa đạn chiến tranh. Khi nhà văn hành quân, trèo đèo, lộisuối. Tất cả được thực hiện trong một hoàn cảnh “tuyệt mật” và giankhổ. -“Nói tuyệt mật là đúng! – Bà Minh cho biết ý kiến: - Vì có nhữngchuyện xảy ra, Phan Tứ ghi lại để làm tư liệu. Nhưng cần giữ bí mật ôngphải viết bằng tiếng Lào, tiếng Pháp, đôi khi bằng những ký hiệu, mậtmã của riêng ông. Vì thế giải mã nó thú vị nhưng cũng đầy khó khăn…”.Tác giả của những tác phẩm gây sốt, được bạn đọc yêu mến một thời như“Mẫn và tôi”, “Gia đình má Bảy”, “Trong mưa núi” chắc chắn rồi đây sẽcòn lôi cuốn bạn đọc khi Nhật ký chiến trường ra mắt. Bút tích nhà văncho thấy mảnh đời khác của sự nghiệp họ.
Với thi sĩ Bùi Giáng thì lại khác. Bút tích, bản thảo như dung chứanhững cơn điên của cuộc đời ông. Cái cuộc đời mà lắm kẻ hậu thế ngườicho thâm trầm, lúc khen hào sảng. Bùi Giáng viết và vẽ gần như tự dotuyệt đối. Người thống kê bản thảo của Bùi Giáng hiện nay là anh NguyễnThanh Hoài. Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi đã được anh cho tiếpxúc với toàn bộ bản thảo viết tay mà thi sĩ để lại. Bùi Giáng thườngviết trên vở chép tay, kẻ ô to. -“Những năm cuối đời ông thường viếttrong thế nằm trên võng – Anh Hoài hồi tưởng: - Thành thử những nét chữto, xê dịch không đều nhau. Tất cả di cảo của Bùi Giáng như Mùa màngtháng Tư, Thơ vô tận vui... in gần đây tuyển chọn trong những tư liệuviết tay này…”. Anh Hoài cũng cho biết thêm, sinh thời với tài năng kỳlạ và quan niệm làm thơ như “chuồn chuồn và châu chấu” nên Bùi Giángviết rất nhiều và tặng cho bất cứ ai "trên đường thiên lý" ông gặp. Vìthế, có thể nhiều người có bút tích của ông. Về chuyện ý thức bản thảocủa ông là “gia tài” thì anh thú thật “chưa nghĩ tới” chỉ cố gắng xuấtbản những trước tác của ông đã hoàn thành. Nhưng gần đây cũng có mộtnhà sưu tập đánh tiếng muốn mua 1 bản thảo có chữ viết thật của BùiGiáng giá 3 triệu thì anh mới ý thức được vấn đề.
Với nhà thơ Nguyễn Bính, khi chúng tôi tìm đến nhà lưu niệm ông dogia đình cô con gái thi sĩ, nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu - trước đây làgiám đốc nhà xuất bản Văn Nghệ, sáng lập mới thấy mức độ công phu. Dogia đình có ý thức sưu tầm nên nhà lưu niệm trưng bày đặc kín những búttích về cuộc đời lang bạt nghệ sĩ nức tiếng của nhà thơ. Tuy vậy, khitrò chuyện mới biết thêm nhiều điều. Bà Hồng Cầu cho biết ngoài bảnthảo viết tay, gia đình đã nỗ lực tìm và tập hợp từ nhiều nguồn chothật đầy đủ các tập thơ được in trong các giai đoạn của ông. Nhưng thậtkhó nói là đã đủ vì hành trình này kéo dài gần thế kỷ. –“Có tác phẩmtìm được, có cái phải mua lại. - Bà kể - Thơ cha tôi được nhiều ngườiyêu sách sưu tập bởi mỗi lần in có hình thức mỹ thuật đa dạng, khácnhau nên rất thú vị...". Cũng tương tự là trường hợp nhà thơ Lưu TrọngLư và bảo tàng ông đã được xây dựng ở quận 7. Nhà thơ Lưu Trọng Văn rấtý thức khi sưu tập rất nhiều nguồn từ bút tích, thư từ trao đổi của nhàthơ với bạn bè văn nghệ. Khi chúng tôi đến thăm, anh cho biết gia đìnhvẫn đang nỗ lực tìm kiếm. Nhạc sĩ Phạm Duy, một người bạn thân của nhàthơ Lưu Trọng Lư, đến đây cũng đánh giá cao bảo tàng này. Ý thức bảotồn từ hôm nay sẽ giúp được các thế hệ sau khi tìm hiểu về tài năng vàsự nghiệp họ.
Bút tích là vô giá
Nhưng không phải nghệ sĩ nào cũng có diễm phúc được gia đình ý thứcgìn giữ như thế. Nhà thơ Phạm Phú Hải được mệnh danh là "thi sĩ điên".Những bài thơ xuất chúng viết trên giấy của anh do bạn bè lưu giữ lạitình cờ ít ỏi. Trong đêm thơ Phạm Phú Hải tổ chức ở Sài Gòn, nhà thưpháp Nguyễn Thiên Chương tỏ ý tiếc về điều đó. Những gì bạn bè làmtrong đêm thơ trình diễn hay tụng ngâm cũng chỉ có giá trị nhất thời.Theo thời gian sẽ nhạt nhòa. Chỉ có bản thảo viết tay được lưu giữ cẩnthận mới còn lại. Đó là vô giá! Cách nghĩ như thế đã có rất nhiều đồngcảm. Một số nhà sưu tập tranh đang dần chuyển hướng sang sưu tập bảnthảo. Và đó là góc kinh doanh khác của thương trường...
Chữ hay cá tính của nhà văn?
Hình như nhà văn thường gắn với ký tích và kỳ bí của chữ. Chữ nói lêntài năng và số phận của họ. Trong bản thảo điều ấy thể hiện rõ nhất.Nhưng ở đây không bàn về chuyện đó mà nói về giá trị của những chữ,những bản thảo sau khi qua đời của nhà văn. Đó là bút tích, là nhânchứng thực nhất cho một cuộc đời đã hiện diện. Chưa nói là cuộc đời đóngang dọc, tài hoa, gửi gắm trong nhiều tác phẩm lưu truyền được sựngưỡng mộ nhiều thế hệ.
Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Bính được gia đình sưu tập và bảo quản - Ảnh: Đỗ Vương |
Tôimay mắn tìm thấy trong tủ sách gia đình có khá nhiều tư liệu văn nghệsĩ. Đó là những thư từ, sách tặng, các bài viết trao đổi giữa họ vớicha tôi, một nhà thơ. Tôi như đọc thấy một sự liên thông không văn bản,không ngày tháng, nỗi khát vọng làm văn nghệ bất tử của họ. Đó còn làhơi thở, những ngọn gió thời đại thổi buốt những cánh buồm văn học.Điều này thật lạ lùng. Bởi nếu văn bản đó chỉ thuần là một văn bản vitính thì sức hấp dẫn và thuyết phục mất đi rất nhiều. Tôi lý giải điềunày do khi viết tay nhà văn còn truyền được tình yêu từ tim mình xuốngnhững ngón tay. Và mỗi dòng chữ viết xuống run rẩy lúc đó còn biểu đạtthầm kín điều thiêng liêng không cắt nghĩa được. Đó là giá trị của chữ.
Không có một nhà văn nào viết giống nhà văn nào.Tính cách họ cũng rất khác nhau. Điều đáng buồn là máy tính đã nối kếthọ đồng thời cũng chia cắt họ. Nếu như sự liên thông của một tác phẩm,một văn bản có thể gửi đi nhiều nơi, nhiều miền trên thế giới thì sựđồng dạng của những mẫu tự được ký hiệu trên bàn phím lại làm nên sựđơn điệu. Trong thời đại của internet, cá tính hay phong cách riêng củatừng nhà văn đã bị xóa sổ. Vì thế một bảo tàng cho những bản thảo, búttích, chữ ký của họ là điều cần thiết. Qua thực tế, những cuộc "khảo cổvề chữ" như các bản in Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm củaĐặng Trần Côn... được tìm thấy ở mỗi góc khuất lịch sử gây tranh cãithú vị biết bao nhiêu. Bởi hơn cả văn bản, nó còn là chứng nhân. Chữ tựthân nói lên nhiều điều, thực chứng, rõ ràng với tất cả mặt ưu, khuyếtcủa nó.
Gần đây, nhiều nhà sưu tập Việt Nam đã bắt đầu đổ xô vào sưu tập, truy tầmthế giới của chữ viết, bút tích, bản thảo văn nghệ sĩ khi thị trườngtranh đang đứng lại vì cạn kiệt tác phẩm "mét", "đỉnh" hay đòi hỏi sựđầu tư nhiều chiều hơn. Những tên tuổi Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, NamCao, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Xuân Diệu...đang được xem là "đầu bảng", làvô giá. Điều đó minh chứng rõ ràng một giá trị của "chữ nhà văn", khóphủ nhận. Nên chăng việc ý thức lưu giữ lại bút tích của chữ là cầnthiết trước khi quá muộn?
(Theo Thanh niên)