Sóng ngầm trong quan hệ Mỹ- EU

22/11/2010 10:14

Mối quan hệ giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có vai trò hết sức quan trọng trên thế giới. Tuy nhiên, Hội nghị Cấp cao EU- Mỹ diễn ra hôm 21-11 tại Bồ Đào Nha vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược giữa 2 thể chế kinh tế này.

Đằng sau cái bắt tay vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược trong quan hệ EU-Mỹ

Thực tế hiện nay là Mỹ đang gặp rắc rối trong việc thắt chặt mối quan hệ với kết cấu phức tạp cồng kềnh của EU và thường chỉ giải quyết trực tiếp với các nước như: Anh, Pháp, Đức hoặc một số các nước có vai trò chính trong khối này. Điều này thể hiện ở chỗ, Tổng thống Mỹ Obama dường như “thiếu lửa” trong việc nhất trí các vấn đề chung mà cả hai bên cùng quan tâm, cũng như bày tỏ sẵn sàng hợp tác hợp với nhau trong việc thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và bảo vệ môi trường.

Tại cuộc họp, hai bên cũng đã có những định hướng đối lập trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trước việc Mỹ bơm hàng tỷ USD để kích thích nền kinh tế Mỹ. Trong khi đó, EU đang áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng để cứu kinh tế.

Phát biểu sau Hội nghị, Tổng thống Obama chỉ đưa ra tái khẳng định về mối quan hệ chặt chẽ vốn có hiện nay giữa hai bên, rằng hai bên không đơn giản chỉ chia sẻ những lợi ích chung mà còn chia sẻ những yếu tố chung khác như: lịch sử, cá giá trị dân chủ, truyền thống được duy trì giữa các thế hệ.

Theo đánh giá của Hãng tin Reuters, đây dường như chỉ là một hoạt động để “làm hài lòng lẫn nhau” của các nhà lãnh đạo EU, những người đang hết sức lo lắng rằng, Chính quyền Mỹ của ông Obama dường như đang xao nhãng sự chú ý tới châu Âu, thay vào đó đang chú trọng thắt chặt mối quan hệ với các nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, dù sao, phát biểu này của ông Obama cũng được xem là có thể làm nguôi ngoai các nhà lãnh đạo EU trong một thời gian nữa.

Chính quyền Mỹ của ông Obama dường như đang xao nhãng sự chú ý tới châu Âu?

Hội nghị Cấp cao EU-NATO kéo dài trong 2 giờ đồng hồ đã tập trung thảo luận các thách thức toàn cầu như: phục hồi kinh tế, biến đổi khí hậu, hợp tác an ninh và phát triển, tầm quan trọng của liên kết xuyên Đại Tây Dương và các giá trị chung mà cả hai bên cùng quan tâm; hàng loạt các chính sách đối ngoại về vấn đề Afghanistan, Iran, Trung Đông…

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo hai bên chỉ đạt được nhất trí hậu thuẫn nhau trong việc giải quyết một số các vấn đề nhạy cảm như tiến trình hoà bình Trung Đông, trưng cầu ý dân sắp tới ở Sudan và vấn đề bất ổn ở Yemen.

(Nguồn: VOV)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Sóng ngầm trong quan hệ Mỹ- EU