Sau một năm nghiên cứu, nhóm cán bộ nghiên cứu Khoa Thủy sản, trường ĐH Cần Thơ gồm tiến sĩ NguyễnVăn Kiểm và thạc sĩ Lê Sơn Trang đã cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi thànhcông giống cá linh ống.
Đề tài nghiên cứu có sự kết hợp giữa Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Trungtâm giống Thủy sản An Giang và Khoa Thủy sản-trường Đại học Cần Thơ.
Cá linh ống (tên khoa học Cirrihinus Juillinni) là một trong những loài cóđặc tính di cư sinh sản và được xem là đặc sản của Đồng bằng sông Cửu Long.
Thế nhưng mấy năm gần đây, nguồn cá linh đang cạn kiệt dần, không đủ cungcho thị trường, giá cá linh ngày càng đắt đỏ.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Kiểm cho biết, trong điều kiện thí nghiệm nuôi chủ độngđược môi trường nước, xác định được nồng độ, kích thích tố kích thích cá đẻthích hợp tỷ lệ thụ tinh dao động 60-70%; tỷ lệ ấp nở đạt 70-80%.
Tỷ lệ ương nuôi trong bể với mật độ 500 đến 1.500 con/m2 cho thấy với mậtđộ 500 con tỷ lệ nuôi sống đạt 30-35%; nếu nuôi mật độ 1.000 và 1.500 con tỷ lệsống thấp hơn, khoảng 25%.
Sau hai tháng ương nuôi theo mật độ 500 con/m2, tốc độ sinh trưởng cá lớnnhanh, chiều dài đạt 2cm trở lên. Trung tâm giống Thủy sản tại An Giang đangương nuôi 400.000 con cá linh bột qua hơn hai tuần tuổi. Trong năm nay, Khoathủy sản, trường Đại học Cần Thơ sẽ triển khai nuôi cá linh ra đại trà trong ao,vuông.
Từ năm 2003 đến nay, Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ đã sản xuấtthành công năm loại cá bản địa sinh sống môi trường nước ngọt và nước lợ gồm cákết, cá leo, cá chạch, cá đối, cá ngát là những thủy sản thịt ngon, có giá trịkinh tế cao được tiêu thụ tại thị trường nội địa.
(Theo TTXVN)