Nếu bạn còn băn khoăn sau khi tẩy da chết xong có nên đắp mặt nạ vì lo sợ bị kích ứng thì đừng bỏ qua bài viết này.
Tẩy da chết nhằm loại bỏ tế bào sừng già cỗi, còn đắp mặt nạ để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da. Về lý thuyết, hai khâu chăm sóc da này khác hoàn toàn về cơ chế hoạt động, tuy nhiên chúng lại bổ trợ cho nhau.
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, từ đó bạn sẽ biết có nên sau khi tẩy da chết xong có nên đắp mặt nạ hay không.
Để sở hữu một làn da đẹp không thể thiếu khâu tẩy tế bào chết – các chuyên gia da liễu khẳng định. Tẩy tế bào chết định kỳ và thường xuyên giúp loại bỏ lớp tế bào sừng già trên bề mặt da, đồng thời kích thích quá trình tái tạo tế bào mới. Ngoài ra, việc tẩy da chết còn giúp lỗ chông lông thông thoáng, ngăn ngừa mụn trứng cá.
Có 2 phương pháp tẩy da chết: tẩy da chết vật lý và tẩy da chết hóa học. Tuy nhiên, cách tẩy da chết hóa học đang được yêu thích hơn vì mang đến hiệu quả vượt trội, hạn chế gây tổn thương cho da vì không phải chà xát như tẩy da chết vật lý.
Tẩy da chết và loại bỏ lớp tế bào dư thừa sẽ làm da trở nên khô và nhạy cảm hơn. Tuy nhiên, đây được đánh giá là thời điểm vàng để da hấp thụ dưỡng chất tối ưu nhất. Vì vậy, nếu xây dựng được quy trình chăm sóc da cùng sản phẩm dưỡng da phù hợp, bạn hoàn toàn có thể đắp mặt nạ sau khi tẩy da chết.
Lúc này các dưỡng chất trong mặt nạ sẽ được hấp thụ hoàn toàn, mang đến cho bạn một làn da thông thoáng, mịn màng và đủ ẩm.
- Tẩy da chết vào buổi tối là thời điểm được các chuyên gia da liễu khuyên mọi người, bởi đây là lúc làn da có khả năng hấp thụ tốt dưỡng chất và tái tạo.
- Chọn mặt nạ phù hợp để tránh việc kích ứng đáng tiếc. Tốt nhất sau khi tẩy da chết nên tránh sử dụng loại mặt nạ có chứa hoạt chất tẩy mạnh, thay vào đó nên chọn sản phẩm có thành phần lành tính thiên về dưỡng ẩm.
- Không dùng tẩy tế bào chết dạng hạt sau khi bị mụn: Nếu da gặp nhiều vấn đề như mụn, hay nhạy cảm thì nên loại bỏ thẳng tay sản phẩm tẩy da chết dạng hạt bởi chúng sẽ làm da bạn tồi tệ hợn
Theo VTC News