Tiếp tục chương trình phiên họp 23, sáng nay 12.5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Tờ trình về đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính.
Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Việc ban hành một đạo luật để điều chỉnh chuyển đổi giới tính nhằm cụ thể hóa quy định tại Điều 37 của Bộ luật Dân sự, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của một nhóm đối tượng trong xã hội, được thực hiện chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, đoàn TP Hà Nội cho biết: Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo đảm và thực thi quyền con người, triển khai thực hiện quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật có liên quan về chuyển đổi giới tính, quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính. Đối tượng điều chỉnh của dự án Luật thay đổi nên tên gọi là dự án Luật Chuyển đổi giới tính đã được thay bởi tên gọi dự án Luật Bản định giới như trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp lần thứ 22.
“Có 2 chính sách đề cập đến quyền, cách thức công nhận giới tính mới. Cụ thể quyền chuyển đổi giới tính của công dân, công dân có quyền chuyển đổi giới tính. Đồng thời đưa ra những tiêu chí để công dân thực hiện quyền hạn. Chính sách 2 là công nhận giới tính mới, khác giới tính khi sinh theo yêu cầu của công dân với quy trình, thủ tục mới gồm 5 bước”- đại biểu Nguyễn Anh Trí cho hay.
Việc ban hành một đạo luật để điều chỉnh chuyển đổi giới tính nhằm cụ thể hóa quy định tại Điều 37 của Bộ luật Dân sự, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của một nhóm đối tượng trong xã hội, được thực hiện chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật để sống với đúng giới tính của mình.
Việc đại biểu Quốc hội trình đề nghị xây dựng Luật là thực hiện quyền sáng kiến lập pháp theo quy định tại Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo VOV