Sân cỏ hỗn loạn

07/04/2010 06:40

Bạo lực ngày càng gia tăng ở V-League, tất cả đều do máu ăn thua quátrớn từ những cái đầu nóng của các cầu thủ, cũng như sự bất lực của BHLcác đội và sự điều hành thiếu nghiêm khắc của VFF.

Chỉmới 7 vòng đấu mà V-League đã có đến 16 thẻ đỏ, 205 thẻ vàng (riêngvòng 7 là 4 thẻ đỏ, 37 thẻ vàng). Con số này thật ra vẫn còn ít donhiều trọng tài (TT) còn nương tay với bạo lực sân cỏ. Riêng 2 trận đấutrên sân Vinh và sân Lạch Tray, nếu 2 TT Võ Minh Trí và Nguyễn TrọngThư nghiêm khắc thì con số thẻ không dừng lại ở mức: 10 thẻ vàng chotrận  SLNA - SHB Đà Nẵng (7 cho SLNA);  2 thẻ đỏ, 7 thẻ vàng cho trậnXMHP - Hà Nội T&T (rất nhiều cầu thủ XMHP đá thô bạo, nhưng TT Thưngại đổ vỡ trận đấu nên châm chước). Chủ tịch HĐTT Nguyễn Văn Mùi nóithẳng: "Chúng tôi đã yêu cầu TT rút thẻ kiên quyết, nhưng phải thừanhận rằng có rất ít người đủ dũng cảm sử dụng thẻ, nên bạo lực vẫn phátsinh.
 LêVăn Trương (HAGL) đạp Agostinho, Cao Xuân Thắng (SLNA) bay đạp tiền đạoĐà Nẵng, Trọng Nghĩa (3-XMHP) cho Benicio đo ván - Ảnh: Chí Bảo - HoàngAnh - Ngô Nguyễn

Nhưng tôi nghĩ vấn đề không hẳn do trọng tài mà cái chính là sựnuông chiều lẫn dung dưỡng cho cái sai của các đội bóng. Họ có thể vìthành tích, vì chiều chuộng cầu thủ mà không giáo dục đến nơi đến chốn,thậm chí cầu thủ bị phạt còn đóng tiền giùm cho. Thế nên cầu thủ lờnthuốc, coi kỷ luật sân cỏ không ra gì, coi TT và khán giả có mặt trênsân như không. Ngay tuyển thủ quốc gia cũng chẳng làm gương, muốn đákiểu nào thì đá nên xuất hiện ngày càng nhiều hình ảnh phi thể thao".

Điểm mặt hung thần


"…cầu thủ lờn thuốc, coi kỷ luật sân cỏ không ra gì, coi trọng tài và khán giả có mặt trên sân như không".

Ông Nguyễn Văn Mùi

Có thể kể ra những hung thần đang làm vẩn đục nét đẹp sân cỏ bằng nhữnghành vi bạo lực. Trước hết ở đội Xi măng Hải Phòng có trung vệ Lê BậtHiếu, người nổi tiếng đá trúng người còn dễ hơn đá trúng bóng. Hiếutừng bị kỷ luật rong vụ bán độ năm 2005, trở lại sân cỏ liên tiếp gâyra hành vi thô bạo. Như ở Cúp Truyền hình Bình Dương 2 năm trước, anhđã bay đạp thẳng vào người một cầu thủ sinh viên Hàn Quốc, hay trận gặpHà Nội T&T trên sân Hàng Đẫy mùa rồi, Hiếu cũng đá xấu nhiều lầnđối phương từ phía sau lãnh thẻ đỏ.

Tiền vệ Nguyễn Minh Châu cũng rất dễ nổi nóng bởi lối đá "gấu",sẵn sàng can thiệp đối phương bằng những "chiêu" đá sau, đá thẳng vàobụng dưới khiến cho đối thủ nằm đo ván. Khi bị thẻ, Châu hay hùng hổmuốn ăn thua đủ với TT. Hậu vệ cánh phải Bùi Trọng Nghĩa dù mới chơiV-League 2 mùa gần đây, nhưng nổi tiếng với những cú song phi hay khimất bóng là nhắm chân đối thủ mà "phang". Thẻ đỏ mới nhất mà Nghĩa nhậntrên sân Lạch Tray là cú bỏ bóng đá sau làm Benicio gục xuống.


Danh thủ cũng bị "trảm"

Hànhvi thô bạo nhớ đời nhất là cú "kungfu" của danh thủ người Pháp Cantonavào một CĐV thời còn khoác áo CLB M.U, phải nhận hậu quả là bị cấm thiđấu 9 tháng và bị phạt tiền 20.000 bảng Anh hồi năm 1995. Tiếp đó là vụtiền đạo người Ý lắm tài nhiều tật Paolo Di Canio bị treo giò tới 11trận và nộp phạt 10.000 bảng sau hành động đẩy ngã TT trong trận gặpArsenal hồi tháng 9.1998. Tiền đạo Adriano lúc còn khoác áo Inter Milancũng từng đấm trẹo quai hàm một cầu thủ đối phương chỉ vì bị kèm quárát khi thi đấu trên sân đã bị CLB phạt 20.000 USD và bị cấm 3 trận.

G.Lao(tổng hợp)


Tiền vệ Leandro cũng có nhiều tiểu xảo, khi tranh chấp hay thúc chỏ,đánh nguội đối phương, nhất là khi bị áp sát thì dễ nổi nóng trả đũabằng hành vi phạm luật. Nhiều lần Leandro dính thẻ vì sự thiếu kiềm chếtrên sân, nhưng HLV Vương Tiến Dũng vẫn không có động thái phạt tiếpnên cầu thủ Brazil này cứ xem trời bằng vung. Một cầu thủ khác cũngkhét tiếng đá xấu là hậu vệ Văn Nam. Chân đá nhưng tay luôn lao mộtcách bất chấp vào người đối phương, như cú táng mạnh vào đầu củaGonzalo khiến tiền đạo Hà Nội T&T đổ gục.

Ở đội SLNA, Cao Xuân Thắng nổi danh với biệt hiệu Thắng "đầu bò"vì lối đá cao chân, sẵn sàng bay đạp đối phương ngã. Trận gặp SHB ĐàNẵng mới đây, Thắng đã có cú bay đá chéo vào lưng Nicolas khiến cầu thủnày té nhào rất đau. Rồi Huy Hoàng cũng có những động tác vào bóng màchân này chưa chạm bóng thì chân kia đã đá cho đối phương đau, khôngdám đi bóng tiếp. Có thời, Huy Hoàng trở thành nỗi ám ảnh của nhiềutiền đạo. Gần đây có thêm tiền vệ Hoàng Văn Bình tài chưa thành nhưngtật đã có. Trận gặp Khatoco Khánh Hòa (KH) trên sân Nha Trang, Văn Bìnhnện gót chân vào người Tấn Tài sau đó thúc chỏ vào mặt Phạm Xuân Bìnhkhiến TT Trần Công Trọng rút thẻ đỏ.

Đội bóng phố núi cũng chẳng hiền gì khi Lê Văn Trương chỉ riêng nămnay đã lãnh 2 thẻ đỏ từ những lỗi thô bạo. Đầu tiên là ở Cúp Navibanktại TP.HCM, sau đó ngay lượt đầu V-League Trương đã bỏ bóng bay đạpAgostinho của KH. Chưa hết, nếu TT bắt trận Thanh Hóa -HAGL tinh tườngthì Trương cũng phải dính thẻ đỏ vì lỗi bay đá thẳng vào ngực TrịnhQuang Vinh. Một gương mặt cũng dễ sinh sự khác là Sakda. Khi nóng lên,Sakda thường hay đá rắn quá mức cần thiết và là ngòi nổ cho nhiều cuộcxung đột dẫn đến 2 chiếc thẻ đỏ của Evaldo và Hữu Thắng trong trận HAGL- Bình Dương.

Với đội á quân V-League B.Bình Dương, nhiều cầu thủ không ngại trungvệ Chí Công vì tuy đôi lần dính thẻ nhưng bản tính cầu thủ này chưa đếnmức thô bạo. Người mà các đội gờm nhất chính là trung vệ Trương VănHải. Hải có lối đá rất nóng nảy, sẵn sàng lao vào đối thủ trả đũa và sửdụng rất nhiều những đòn đá sau nhằm triệt hạ đối phương. Rất nhiềutrận Hải tự mình gây ra xô xát và làm khốn đốn đội nhà do hành vi đáxấu dính thẻ. Ở đội Hòa Phát cũng có một cầu thủ tương tự là NguyễnNgọc Tú. Trung vệ này xuất thân từ SLNA và cũng nổi tiếng với những cúđá rắn trên mức cần thiết, có nhiều lần bỏ bóng đá người hay nắm kéođối thủ rất thô bạo như chiếc thẻ đỏ ở trận gặp Vissai Ninh Bình.

Dễ dẫn đến bạo loạn trên khán đài

Đólà ý kiến của Tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn kiêm Trưởng BTC giải. ÔngTuấn phàn nàn: "Dưới sân, cầu thủ cay cú ăn thua, trên khán đài CĐVquay sang chửi trọng tài (TT), có những lời lẽ kinh khủng với ngay độinhà. Còn gì để mà nói nữa đây. Thật khác với giải Ngoại hạng Anh, độinhà có xuống hạng đi chăng nữa, CĐV vẫn ủng hộ hết mình". Ông Tuấn cònkhẳng định: "V-League đang có diễn biến hết sức phức tạp.

Chínhvì sự đua tranh quyết liệt này đã dẫn tới những trận cầu căng thẳng, dùcó những tín hiệu tích cực về mặt chuyên môn nhưng thật đáng buồn, sựhấp dẫn, kịch tính lại có phần yếu thế trước tình trạng bạo lực. Tôirất lấy làm tiếc khi nhiều trận đấu đã quyết liệt vượt qua khuôn khổcho phép. Cầu thủ có hành vi bạo lực, đôi khi vừa là nạn nhân, vừa làthủ phạm. Họ quên mất mình còn đang bị ràng buộc, bị quản lý bởi nhữngluật định. Với những hành động hết sức phi thể thao, cầu thủ không chỉgây ra những chấn thương đáng tiếc cho đối thủ và nguy hiểm hơn đã tựhủy diệt vẻ đẹp của bóng đá".

Ông Tuấn nóitiếp: "Năm nào VFF cũng sửa đổi Quy chế bóng đá chuyên nghiệp và Quyđịnh kỷ luật nhưng luật luôn đi sau cuộc sống. Dù chỉnh sửa nhiều lầnvẫn còn nhiều điều không theo kịp với thực tế. Chẳng hạn như vụ xử CôngVinh, Quy định kỷ luật không còn phù hợp, sang năm phải sửa. Còn cácquy định khác về xử lý cầu thủ, BTC sân cũng cần phải có sự điều chỉnhlại. Nhiều vụ việc Ban Kỷ luật muốn xử rát nhưng vẫn phải bám sátkhung, nếu mức kỷ luật vượt quá quy chế hay quy định, cho dù được dưluận quan tâm ủng hộ, có khi lại bị kiện ngay.

Cácsự cố thường có tác động "hữu cơ" với nhau. Nếu dưới sân xảy ra bạo lựcthì rất dễ kéo theo bạo loạn trên khán đài. BTC giải vì không có quyềnchỉ đạo trực tiếp Ban Kỷ luật nhưng cũng hết sức mong muốn ban này cầnphải ra tay quyết liệt hơn nữa, sử dụng triệt để quyền hạn của mình vìcó nhiều vụ việc, khung xử phạt vẫn chưa được áp dụng một cách tối đa.Hội đồng TT cần phải yêu cầu lực lượng TT xử lý kiên quyết hơn, bảnlĩnh hơn. Thẻ vàng đã nhiều nhưng liệu đã đủ chưa hay cần phải giatăng? Với những trường hợp bạo lực mà TT không biết vì không theo kịptình huống trên sân, Ban Kỷ luật khi xem băng có quyền phạt thật nặng,thậm chí còn nặng hơn cả thẻ đỏ. Tôi cho rằng, tất cả các lực lượngcùng vào cuộc thì mới mong dẹp bỏ được bạo lực, dẹp được bóng đá xấu,nếu không, BTC giải vẫn còn ngồi trên đống lửa!".

LP


(Theo Thanh niên)
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Sân cỏ hỗn loạn