Loài rắn này trên là Chrysopelea paradisi, một trong 5 loài rắn “bay” tại Đông Nam Á và Nam Á. Hiện tượng này có thể gợi ý tưởng chế tạo các thiết bị bay nhỏ với tốc độ nhanh.

Một số loài rắn có thể bay qua quãng đường hàng chục mét
 Ảnh: Animales

Khi nhảy vào không trung, chúng không rơi thẳng xuống đất mà “bay” từ cây này sang cây khác, với quãng đường ít nhất 24m.  Điều khiến giới khoa học thắc mắc là tại sao chúng có thể di chuyển trên không xa như vậy mà không cần cặp cánh?  Giờ đây, một nghiên cứu mới đã giải mã bí mật này.

Theo chuyên san Nature, sau nhiều năm nghiên cứu, nhà sinh học Jake Socha của Viện Công nghệ Virginia (Mỹ) phát hiện loài rắn bay thường kéo bẹt cơ thể ra khi phóng đi, lượn từ bên này sang bên kia như đang trượt giữa không trung. Chúng trượt rất nhanh, với tốc độ 8 - 10m/giây. Socha và đồng sự đã đặt máy quay tốc độ cao tận ổ rắn. Họ cũng vẽ những chấm trắng trên thân chúng để có thể tính toán được loài vật này đang “bay” đến đâu. Công nghệ đó tương tự với việc bắt từng chuyển động nhằm xây dựng hình ảnh trong video game hoặc phim hoạt hình.

Các chuyên gia phát hiện rắn bay không hề lướt theo phương ngang, mà thân chúng nghiêng về phía trên khoảng 25 độ tương ứng với luồng không khí được tạo ra lúc chúng bay. Rắn cũng giữ phân nửa thân trước bất động, trừ những chuyển động nghiêng từ bên này sang bên kia. Trong lúc đó, đuôi chúng di chuyển lên xuống. Điều đáng ngạc nhiên là dù chúng di chuyển theo hướng hạ thấp dần độ cao và xuống mặt đất, lực đẩy của cơ thể là hướng lên, ít nhất là trong thời gian ngắn.

Có thể nói toàn bộ quá trình “bay” của rắn là kỳ phức tạp. Và phát hiện của các nhà khoa học có thể gợi ý tưởng chế tạo các thiết bị bay nhỏ với tốc độ nhanh.

(Nguồn: Thanh niên)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Rắn biết bay