Quyền kinh doanh chỉ bị hạn chế theo luật

18/06/2014 08:16

Ngày 17-6, Quốc hội (QH) bước vào ngày làm việc thứ 23. Buổi sáng, QH thảo luận về Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).


Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) đề nghị, Quốc hội nên định kỳ hằng năm giám sát
 danh mục ngành nghề cấm kinh doanh



Cụ thể hóa bằng luật

Theo nhiều đại biểu, để doanh nghiệp có thể làm những gì pháp luật không cấm như tinh thần của Hiến pháp, dự án luật cần có quy định các nguyên tắc để các văn bản khác không tùy tiện đưa ra các quy định cấm, điều kiện kinh doanh ảnh hưởng đến quyền của doanh nghiệp.

Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) đề nghị, QH nên định kỳ hằng năm giám sát danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện để bãi bỏ các nội dung không phù hợp.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) khẳng định về sự cần thiết phải ban hành danh mục

Đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Dương):

Cần một Quốc hội tranh luận

Theo tôi, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật không nên đưa tiêu chuẩn đại biểu QH, vì tiêu chuẩn đại biểu QH thuộc phạm vi điều chỉnh của luật bầu cử, đó là cách thức, tiêu chí để lựa chọn những  người xứng đáng vào QH. Điều quan trọng nữa là vấn đề tên luật, tên nghị quyết, tên pháp lệnh cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tổ chức QH, vì vậy tôi đề nghị đưa ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Tổ chức QH (sửa đổi) lần này.

Về QH và kỳ họp QH, dự thảo cho thấy nghĩa vụ, quyền hạn của QH cơ bản là diễn đạt lại Hiến pháp mà chưa thể hiện được vấn đề cụ thể hóa Hiến pháp về quyền hạn, nhiệm vụ của QH trên từng phương diện một, đặc biệt là quyền hạn về ngân sách, về tài chính như nhiều ý kiến phân tích. Dự thảo cũng chưa làm rõ phương cách tổ chức, phương cách hoạt động QH ở trên diễn đàn kỳ họp QH như thế nào. Điều này có thể dẫn đến QH hoạt động bằng thảo luận là chủ yếu, nhưng chúng ta thấy vấn đề đang đặt ra hiện nay, đó là chúng ta đang duy trì một QH tham luận mà chưa chuyển thành một QH tranh luận. Chỉ có thể tranh luận thì các chân lý, các lẽ phải hay sự đúng đắn của các quy định mới bộc lộ ra.

Về bộ máy giúp việc của QH, tôi cho rằng chúng ta đang đi đến một mô hình theo mô hình thế giới, đó là Tổng thư ký QH. Nhưng Tổng thư ký QH các nước là một viên chức hành chính, viên chức cao cấp do Chủ tịch QH bổ nhiệm. Còn chúng ta mô hình này do QH bầu ra là viên chức chính trị, tôi cho rằng cần cân nhắc.

ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện kèm theo luật, theo đúng tinh thần của Hiến pháp là quyền kinh doanh chỉ bị hạn chế theo luật. Và định kỳ Chính phủ sửa đổi bổ sung trình danh mục ra QH và QH thực hiện việc điều chỉnh để bảo đảm phù hợp Hiến pháp và tránh thường xuyên điều chỉnh để không gây xáo trộn, hạn chế thu hút đầu tư.

 Còn theo đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, dự án luật chỉ nên quy định các danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện phải thường xuyên có sự cập nhật, còn việc lập danh mục này nên giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có sự linh hoạt hơn về những thay đổi, thay vì quy định trong dự thảo luật hay giao Chính phủ lập danh mục.

Cũng trong phiên thảo luận sáng 17-6, đa số các đại biểu QH đồng tình với việc không cần thiết phải đưa một chương riêng về doanh nghiệp Nhà nước như trong dự án luật. Bởi, điều này sẽ tạo cho các thành phần doanh nghiệp khác có cảm giác bị phân biệt đối xử. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nên đưa các quy định về doanh nghiệp vào Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh đang được QH cho ý kiến.

Không nên quy định thời hạn đăng ký quốc tịch

Chiều 17-6, QH thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam và việc Việt Nam gia nhập Công ước và nghị định thư Cape Town.

Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, đa số đại biểu QH đồng ý với đề nghị của Ủy ban Pháp luật của QH. Do thống nhất cao nên phiên thảo luận chiều 17-6 chỉ có 4 đại biểu QH phát biểu ý kiến và tập trung tán thành cao việc sửa đổi dự án luật.

Đại biểu Hà Huy Thông (Thừa Thiên - Huế) đề xuất, bỏ hạn đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. “Phải sửa kịp thời trước thời điểm 1-7-2014 để tránh tình trạng nhiều công dân không có quốc tịch. Vì vậy, đề nghị QH để luật có hiệu lực thi hành ngay từ thời điểm công bố luật”, đại biểu Thông phát biểu.

Theo Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, qua thảo luận cho thấy, hầu hết các đại biểu QH tán thành nhất trí cao việc sửa để bảo đảm quyền công dân có quốc tịch Việt Nam. “Các đại biểu QH đề xuất không nên quy định thời hạn cũng như quy định việc đăng ký có quốc tịch, mà chỉ để giải quyết các trường hợp kiều bào mất giấy tờ thì phải đăng ký để được cấp giấy chứng nhận quốc tịch Việt Nam. Uỷ ban Thường vụ QH sẽ chỉ đạo Ban Soạn thảo nghiên cứu, hoàn thiện theo hướng này để trình QH”, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu kết luận.

 Hầu hết các đại biểu QH đồng tình với việc Việt Nam gia nhập Công ước và nghị định thư Cape Town.

     TTXVN-TT-NA


Ngày 18-6, QH làm việc tại hội trường, buổi sáng thảo luận về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi); buổi chiều thảo luận về Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).


(0) Bình luận
Quyền kinh doanh chỉ bị hạn chế theo luật