Quốc hội xem xét dự thảo Luật Khiếu nại

24/10/2011 17:49

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm và tập trung thảo luận đó là khiếu nại nhiều người.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường

Tiếp tục phiên họp tại hội trường ngày 24-10, Quốc hội đã thảo luận dự thảo Luật khiếu nại.

Dự thảo Luật Khiếu nại đã được thảo luận tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII, tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần phải  thảo luận và chỉnh lý trước khi được thông qua tại kỳ họp này, đó là phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, vấn đề khiếu nại nhiều người, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khiếu nại nhiều người..

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm và tập trung thảo luận đó là khiếu nại nhiều người. Qua thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị cần quy định vấn đề khiếu nại nhiều người trong Luật để làm căn cứ giao Chính phủ quy định cụ thể, bởi qua báo cáo số vụ việc khiếu nại nhiều người tăng. Đây là điều bức thiết của cuộc sống và cần  phải có quy định trong luật.

Theo đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh), cần làm rõ thế nào là khiếu nại đông người để loại bỏ việc lợi dụng kéo nhiều người tụ tập gây phức tạp. Đại biểu cho rằng, khiếu nại có cùng một nội dung cùng mục đích yêu cầu mới giải quyết

Liên quan đến tiếp công dân, có ý kiến đề nghị không quy định tiếp công dân trong Luật này vì  không thuộc trình tự giải quyết khiếu nại. Theo các đại biểu Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên), Trần Văn Độ (An Giang) trong khi chờ xây dựng một văn bản pháp luật riêng về công tác tiếp dân thì vẫn phải có quy định trong Luật việc tiếp công dân. Bởi chỉ phân loại được nội dung vụ việc của công dân sau khi đã tiếp nhận, chứ không thể phân biệt được loại việc khiếu nại, tố cáo hay kiến nghị. Hơn nữa đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân  và hệ thống trụ sở tiếp dân  của các cơ quan đã hình thành trên cả nước, nếu phân tách công dân giải quyết khiếu nại, công dân  giải quyết tố cáo sẽ làm phân tán nguồn lực.

Hơn nữa nếu thông qua Luật Khiếu nại không có bộ phận tiếp công dân tính khả thi sẽ khó đạt.

Một trong những vấn đề cũng được các đại biểu thảo luận là khiếu nại, giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Đại biểu Nguyễn Trung Thu (Long An), Trương Minh Hoàng (Cà Mau) cho rằng đây là một loại  khiếu nại hành chính, liên quan đến quyền lợi cán bộ công chức. Luật Cán bộ, công chức chưa quy định rõ vấn đề này do đó Luật khiếu nại cần quy định cụ thể.

Ngoài ra, một số vấn đề  về trách nhiệm cơ quan , tổ chức trong giải quyết khiếu nại, vấn đề hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm về giải quyết khiếu nại, vấn đề thời hạn thụ lý, giải quyết khiếu nại cũng được các đại biểu đặc biệt quan tâm.

Về thời hạn thụ lý, giải quyết khiếu nại, nhiều ý kiến đề nghị thời gian thụ lý giải quyết khiếu nại là 20 ngày thay vì 15 ngày như dự thảo đối với khiếu nại lần đầu bởi thực tiễn nhiều khiếu nại, đặc biệt giải quyết khiếu nại về đất đai không thể giải quyết được sớm.

Linh Đan (Chinhphu)


(0) Bình luận
Quốc hội xem xét dự thảo Luật Khiếu nại